Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
140278

Hướng dẫn phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi sau bão lụt

Đăng lúc: 06/10/2024 (GMT+7)
100%

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ THIỆU LONG

CỘNG HÒA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập –Tự do – Hạnh phúc

Số: 615 /HD- UBND

Thiệu Long, ngày25tháng09 năm 2024

HƯỚNG DẪN

Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi sau mưa, bão


Thực hiện Công văn số 3841/UBND-NN, ngày 22/9/2024 của UBND huyện về việc chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi sau mưa bão. UBND xã Thiệu Long Hướng dẫn một số biện pháp cơ bản phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi sau mưa, bão trên đia bàn huyện Thiệu hóa như sau:

1. Thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc.

Khi nước rút phải thực hiện vệ sinh, khử trùng bằng vôi bột, hóa chất và tiêu độc khu vực chăn nuôi trước khi đưa vật nuôi trở lại chuồng nuôi. Tổng vệ sinh, thu gom xác động vật chết để xử lý, sát trùng, tiêu độc vùng chăn nuôi bị lũ, ngập để tổng tẩy uế môi trường, tiêu diệt các loại mầm bệnh.

Việc vệ sinh chuồng trại và quanh khu vực chăn nuôi là khâu rất quan trọng. trước hết việc quét dọn sạch sẽ, phát quang bụi rậm tạo khu vực nuôi thông thoáng, khô ráo. Sau đó vải vôi bột toàn bộ khu vực trong ngoài chuồng nuôi. Tuy vôi bột rẻ thông dụng nhưng lưu ý khi sử dụng các hạt bụi trong vôi bột rất dễ ảnh hưởng đến đường hô hấp của gia súc, gia cầm (các hiện tượng như vẩy mỏ). Do vậy, vôi bột chỉ phù hợp với việc sát trùng khu vực xung quanh chuồng nuôi, lối ra vào. Do vậy cần linh động sử dụng kết hợp giữa vôi bột và thuốc sát trùng để mang lại hiệu quả cao nhất.

Các bước bản như sau:

– Bước 1: Làm sạch chất hữu trước khi rửa:

Hầu hết các thuốc sát trùng không có tác dụng diệt khuẩn nếu dụng cụ được sát trùng không sạch sẽ. Đất, rơm, trấu, sữa, máu, phân gây bất hoạt thuốc sát trùng. Trước khi rửa bằng nước cần dùng chổi, xẻng hoặc các dụng cụ thích hợp làm sạch


các chất hữu bám trên nền chuồng, tường chuồng, trên bề mặt các dụng cụ chăn nuôi

– Bước 2: Rửa sạch bằng nước + nước vôi 30% hoặc phòng:

Sau khi vệ sinh học các chất hữu tiến hành rửa sạch bằng nước. Đối với dụng cụ, sàn, vách ngăn… bị chất bẩn bám chặt bề mặt lâu ngày, cần ngâm nước 1- 3 ngày trước khi rửa. Đối với một số chỗ khó rửa (các góc, khe,…), phải dùng vòi xịt áp suất cao bằng hơi.

– Tần suất 1-2 lần/tuần (trong điều kiện bình thường); Nếu trong vùng áp lực dịch bệnh lớn, ngày nào cũng tiến hành tẩy rửa chuồng trại.

– Bước 3: Sát trùng bằng thuốc sát trùng:

+ Sát trùng không khí: Sử dụng RTD-Tcol pha với liều 40-50ml/10lít nước; phun 20-40ml dung dịch đã pha, phun cho 1m3 không gian. Định kỳ phun 1-2 lần/tuần.

Phun lần lượt từ trên trần, xuống tường, xuống nền và bao quát không khí chuồng nuôi, sau đó phun đến mặt ngoài tường của chuồng nuôi. Cần chú ý phun kỹ vào các ngóc ngách khó phun tới.

+ Sát trùng khu vực xung quanh chuồng nuôi: Sử dụng vôi bột rắc đều quanh khu vực chuồng nuôi, lối ra vào;

Khi phun thuốc sát trùng, phải mặc quần áo bảo hộ lao động.

Nên hố sát trùng, giày dép, ủng, gang tay, khi ra vào chuồng trại.

– Bước 4: Để khô:

Sau khi khử trùng bằng thuốc, cần phải để khô dụng cụ và trang thiết bị. Với chuồng nuôi, thời gian để khô trước khi thả gia súc, gia cầm vào là 1-2 ngày, không được để khô dưới 12 giờ.

2. Chăm sóc vật nuôi

Thực hiện tốt việc quản lý, chăm sóc đàn vật nuôi; tuyệt đối không chăn thả vật nuôi những khu vực bị ô nhiễm; xử trường hợp vật nuôi mắc bệnh, hoặc chết


do bị ngập nước. Không giết mổ, mua bán động vật ốm, chết, không vứt xác động vật chết do mắc bệnh ra ngoài môi trường

Chủ động chăm sóc, nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi bằng cách cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống sạch, đồng thời bổ sung vitamin và các khoáng chất cần thiết cho đàn vật nuôi.

Tổ chức thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cho gia súc, gia cầm theo đúng quy định.

Tái đàn: Bên cạnh đó, để chuẩn bị cho tái đàn, khôi phục sản xuất, người chăn nuôi cần lựa chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, được cung cấp bởi những cơ sở cung ứng uy tín, giấy chứng nhận kiểm dịch; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định. Không tái đàn khi chưa đảm bảo về môi trường và an toàn dịch bệnh.

Thức ăn, nước uống: Sau bão, lũ lụt, nguồn thức ăn, nước uống cho gia súc, gia cầm có thể bị lũ cuốn, hư hỏng, đồng cỏ bị ô nhiễm do mầm bệnh từ nơi khác đến, bùn đất nổi lên bám vào c cây, sức khỏe của đàn vật nuôi giảm sút. Do vậy, vật nuôi cần được chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo, không bị bỏ đói, không cho ăn những loại thức ăn bị mốc, kém chất lượng. Đối với gia súc già yếu và gia súc non cần chế độ chăm sóc đặc biệt như tăng cường các loại thức ăn bổ sung các loại thức ăn giàu dinh dưỡng khác nhằm tăng cường quá trình hồi phục, nước uống phải sạch và đầy đủ.

Một số bệnh thường gặp sau mưa như: Hội chứng tiêu chảy: Do Vi khuẩn đường ruột luôn trong thể vật nuôi, khi tác động như thức ăn, nước uống không đảm bảo, dễ nấm mốc, chuồng trại ẩm thấp làm suy giảm sức đề kháng cũng có thể gây nên hiện tượng tiêu chảy. Trước hết cần quan sát, theo dõi tìm hiểu nguyên nhân để loại bỏ. Kiểm tra nguồn thức ăn nước uống đảm bảo vệ sinh chưa, chuồng trại xử sạch sẽ, khô ráo, ấm áp. Bên cạnh đó bổ sung một liệu trình men tiêu hóa phù hợp và trộn cùng kháng sinh cho vật nuôi trong 3-5 ngày liên tục. Trường hợp nặng cần tiêm kháng sinh phù hợp từng loại vật nuôi như Enro, Neocolis, Amoc…

Ngoài ra còn thể gặp một số bệnh khác như là: Tụ huyết trùng, Nấm da,…


Trên đây là một số nội dung cơ bản, UBND xã hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ. Đề nghị các hộ chăn nuôi thực hiện các nội dung trên để chăn nuôi đạt hiệu quả cao nhất

Nơi nhận:

- Đảng ủy, HĐND xã (để bc);

- Các đoàn thể chính trị (để ph);

- 6/6 thôn

- Lưu.

CHỦ TỊCH

Lê Văn Hai

Hướng dẫn phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi sau bão lụt

Đăng lúc: 06/10/2024 (GMT+7)
100%

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ THIỆU LONG

CỘNG HÒA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập –Tự do – Hạnh phúc

Số: 615 /HD- UBND

Thiệu Long, ngày25tháng09 năm 2024

HƯỚNG DẪN

Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi sau mưa, bão


Thực hiện Công văn số 3841/UBND-NN, ngày 22/9/2024 của UBND huyện về việc chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi sau mưa bão. UBND xã Thiệu Long Hướng dẫn một số biện pháp cơ bản phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi sau mưa, bão trên đia bàn huyện Thiệu hóa như sau:

1. Thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc.

Khi nước rút phải thực hiện vệ sinh, khử trùng bằng vôi bột, hóa chất và tiêu độc khu vực chăn nuôi trước khi đưa vật nuôi trở lại chuồng nuôi. Tổng vệ sinh, thu gom xác động vật chết để xử lý, sát trùng, tiêu độc vùng chăn nuôi bị lũ, ngập để tổng tẩy uế môi trường, tiêu diệt các loại mầm bệnh.

Việc vệ sinh chuồng trại và quanh khu vực chăn nuôi là khâu rất quan trọng. trước hết việc quét dọn sạch sẽ, phát quang bụi rậm tạo khu vực nuôi thông thoáng, khô ráo. Sau đó vải vôi bột toàn bộ khu vực trong ngoài chuồng nuôi. Tuy vôi bột rẻ thông dụng nhưng lưu ý khi sử dụng các hạt bụi trong vôi bột rất dễ ảnh hưởng đến đường hô hấp của gia súc, gia cầm (các hiện tượng như vẩy mỏ). Do vậy, vôi bột chỉ phù hợp với việc sát trùng khu vực xung quanh chuồng nuôi, lối ra vào. Do vậy cần linh động sử dụng kết hợp giữa vôi bột và thuốc sát trùng để mang lại hiệu quả cao nhất.

Các bước bản như sau:

– Bước 1: Làm sạch chất hữu trước khi rửa:

Hầu hết các thuốc sát trùng không có tác dụng diệt khuẩn nếu dụng cụ được sát trùng không sạch sẽ. Đất, rơm, trấu, sữa, máu, phân gây bất hoạt thuốc sát trùng. Trước khi rửa bằng nước cần dùng chổi, xẻng hoặc các dụng cụ thích hợp làm sạch


các chất hữu bám trên nền chuồng, tường chuồng, trên bề mặt các dụng cụ chăn nuôi

– Bước 2: Rửa sạch bằng nước + nước vôi 30% hoặc phòng:

Sau khi vệ sinh học các chất hữu tiến hành rửa sạch bằng nước. Đối với dụng cụ, sàn, vách ngăn… bị chất bẩn bám chặt bề mặt lâu ngày, cần ngâm nước 1- 3 ngày trước khi rửa. Đối với một số chỗ khó rửa (các góc, khe,…), phải dùng vòi xịt áp suất cao bằng hơi.

– Tần suất 1-2 lần/tuần (trong điều kiện bình thường); Nếu trong vùng áp lực dịch bệnh lớn, ngày nào cũng tiến hành tẩy rửa chuồng trại.

– Bước 3: Sát trùng bằng thuốc sát trùng:

+ Sát trùng không khí: Sử dụng RTD-Tcol pha với liều 40-50ml/10lít nước; phun 20-40ml dung dịch đã pha, phun cho 1m3 không gian. Định kỳ phun 1-2 lần/tuần.

Phun lần lượt từ trên trần, xuống tường, xuống nền và bao quát không khí chuồng nuôi, sau đó phun đến mặt ngoài tường của chuồng nuôi. Cần chú ý phun kỹ vào các ngóc ngách khó phun tới.

+ Sát trùng khu vực xung quanh chuồng nuôi: Sử dụng vôi bột rắc đều quanh khu vực chuồng nuôi, lối ra vào;

Khi phun thuốc sát trùng, phải mặc quần áo bảo hộ lao động.

Nên hố sát trùng, giày dép, ủng, gang tay, khi ra vào chuồng trại.

– Bước 4: Để khô:

Sau khi khử trùng bằng thuốc, cần phải để khô dụng cụ và trang thiết bị. Với chuồng nuôi, thời gian để khô trước khi thả gia súc, gia cầm vào là 1-2 ngày, không được để khô dưới 12 giờ.

2. Chăm sóc vật nuôi

Thực hiện tốt việc quản lý, chăm sóc đàn vật nuôi; tuyệt đối không chăn thả vật nuôi những khu vực bị ô nhiễm; xử trường hợp vật nuôi mắc bệnh, hoặc chết


do bị ngập nước. Không giết mổ, mua bán động vật ốm, chết, không vứt xác động vật chết do mắc bệnh ra ngoài môi trường

Chủ động chăm sóc, nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi bằng cách cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống sạch, đồng thời bổ sung vitamin và các khoáng chất cần thiết cho đàn vật nuôi.

Tổ chức thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cho gia súc, gia cầm theo đúng quy định.

Tái đàn: Bên cạnh đó, để chuẩn bị cho tái đàn, khôi phục sản xuất, người chăn nuôi cần lựa chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, được cung cấp bởi những cơ sở cung ứng uy tín, giấy chứng nhận kiểm dịch; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định. Không tái đàn khi chưa đảm bảo về môi trường và an toàn dịch bệnh.

Thức ăn, nước uống: Sau bão, lũ lụt, nguồn thức ăn, nước uống cho gia súc, gia cầm có thể bị lũ cuốn, hư hỏng, đồng cỏ bị ô nhiễm do mầm bệnh từ nơi khác đến, bùn đất nổi lên bám vào c cây, sức khỏe của đàn vật nuôi giảm sút. Do vậy, vật nuôi cần được chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo, không bị bỏ đói, không cho ăn những loại thức ăn bị mốc, kém chất lượng. Đối với gia súc già yếu và gia súc non cần chế độ chăm sóc đặc biệt như tăng cường các loại thức ăn bổ sung các loại thức ăn giàu dinh dưỡng khác nhằm tăng cường quá trình hồi phục, nước uống phải sạch và đầy đủ.

Một số bệnh thường gặp sau mưa như: Hội chứng tiêu chảy: Do Vi khuẩn đường ruột luôn trong thể vật nuôi, khi tác động như thức ăn, nước uống không đảm bảo, dễ nấm mốc, chuồng trại ẩm thấp làm suy giảm sức đề kháng cũng có thể gây nên hiện tượng tiêu chảy. Trước hết cần quan sát, theo dõi tìm hiểu nguyên nhân để loại bỏ. Kiểm tra nguồn thức ăn nước uống đảm bảo vệ sinh chưa, chuồng trại xử sạch sẽ, khô ráo, ấm áp. Bên cạnh đó bổ sung một liệu trình men tiêu hóa phù hợp và trộn cùng kháng sinh cho vật nuôi trong 3-5 ngày liên tục. Trường hợp nặng cần tiêm kháng sinh phù hợp từng loại vật nuôi như Enro, Neocolis, Amoc…

Ngoài ra còn thể gặp một số bệnh khác như là: Tụ huyết trùng, Nấm da,…


Trên đây là một số nội dung cơ bản, UBND xã hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ. Đề nghị các hộ chăn nuôi thực hiện các nội dung trên để chăn nuôi đạt hiệu quả cao nhất

Nơi nhận:

- Đảng ủy, HĐND xã (để bc);

- Các đoàn thể chính trị (để ph);

- 6/6 thôn

- Lưu.

CHỦ TỊCH

Lê Văn Hai

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT