Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
140278

Tuyên truyền phòng tránh nắng nóng cho vật nuôi

Đăng lúc: 17/06/2024 (GMT+7)
100%

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ THIỆU LONG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thiệu Long, ngày 17 tháng 6 năm 2024

HƯỚNG DẪN

Một số biện pháp phòng chống nóng cho đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng


Theo dự báo thời tiết, trong vài ngày tới nắng nóng vẫn tiếp tục diễn ra ở khu vực Bắc Trung Bộ, trong đó có Thanh Hóa. Thời gian tới sẽ còn rất nhiều đợt nắng nóng tiếp theo. Vì vậy, để bảo đảm sức khỏe cho vật nuôi, tránh thiệt hại kinh tế cho người dân. UBND xã Thiệu Long hướng dẫn nhân dân một số biện pháp phòng chống nóng cho đàn gia súc, gia cầm cụ thể như sau:

1.Chuồng trại:

Đầu tiên là nhân dân cần kiểm tra, cải tạo, nâng cấp hệ thống chuồng trại vì đây là yếu tố rất quan trọng để giữ nhiệt hàng ngày cho cơ thể vật nuôi nhất là trong những ngày nắng nóng. Chú ý kiểm tra hệ thống làm mát trong chuồng nuôi gia súc, gia cầm; kịp thời cải tạo, sửa chữa, nâng cấp bảo đảm cho các hệ thống trên sử dụng tốt. Hướng chuồng tốt nhất là hướng Nam hoặc Đông Nam. Nền chuồng có độ dốc 2-3 % về phía rãnh thoát nước. Có thể trồng thêm cây xanh xung quanh chuồng nuôi cho mát.

2. Chế độ chăm sóc, dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm trong ngày nắng nóng rất quan trọng. Luôn phải bảo đảm đủ lượng và đủ chất, do thời tiết quá nắng nóng có thể làm cho con vật mệt mỏi, ăn uống kém hơn bình thường nên có thể chia nhiều lần ăn trong ngày.

Chế độ ăn uống

Trong những ngày nắng nóng, quá trình trao đổi chất, tiêu hóa hấp thu của con vật bị rối loạn, làm giảm khả năng thu nhận thức ăn. Vì vậy chúng ta cần chú ý các vấn đề sau:

- Tăng cường thức ăn xanh như rau xanh, cỏ tươi và các loại vitamin A, C cho gia súc, gia cầm.

- Tăng cường thức ăn giàu đạm, giảm lượng thức ăn tinh bột, mỡ, đường trong khẩu phần.Đặc biệt, trong chăn nuôi lợn và gà công nghiệp.

- Nên thay đổi giờ ăn, cho ăn vào lúc sáng sớm, chiều mát hoặc vào ban đêm. Đặc biệt vào những ngày nắng nóng, cần giảm 5 – 10% lượng thức ăn so với những ngày bình thường


- Thời tiết nắng nóng bà con nên bổ xung điện giải pha nước sạch cho gia súc, gia cầm uống hằng ngày để chống mất nước cho đàn vật nuôi. Nếu nắng nóng mà bà con không bổ xung điện giải cho đàn gia súc, gia cầm thì đàn gia súc, gia cầm dẫn đến đi ỉa và chết đồng loạt.

Chế độ chăm sóc

Không nên chăn thả hoặc cho đi làm việc sau 10h trưa và trước 3h chiều (Túy thời tiết từng ngày) để tránh trường hợp gia súc bị cảm nóng, cảm nắng. Nên chăn thả ở những nơi có cây xanh bóng mát cho trâu bò nghỉ ngơi.

- Thường xuyên tắm chải cho gia súc (1- 2 lần/ngày), chú ý không nên tắm vào buổi trưa và lúc nắng nóng.

- Đối với gia súc non sơ sinh hay theo mẹ cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo chúng phải luôn được mát và khô ráo. Tuyệt đối không làm ẩm ướt nền chuồng.

- Đối với gia cầm: vào những ngày nắng nóng không nên gây xáo trộn đàn.

3. Vệ sinh và công tác khác

Tăng cường vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ chuồng nuôi nhằm giảm nhiệt độ sinh ra từ phân và chất thải. Vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống, đặc biệt không để thức ăn dư thừa trong máng dễ gây ôi thiu. Đảm bảo nền chuồng sạch, khô ráo, cống rãnh không đọng phân, nước thải nhằm hạn chế phát sinh ruồi, muỗi và các sinh vật gây bệnh khác.Tăng cường phát quang bụi rậm để tránh ruồi muỗi, côn trùng, không để nước đọng và chủ động phun thuốc sát trùng theo đúng hướng dẫn. Một số loại thuốc sát trùng có chất lượng tốt, an toàn khi sử dụng như Iodin, Benkocid, Vikol, Han Iodin, ....

Những ngày nắng nóng cần giãn mật độ nuôi nhốt trong chuồng nuôi đối với gia súc, gia cầm để tạo sự thông thoáng và cân bằng dưỡng khí trong chuồng nuôi. Với chuồng nuôi trâu bò trưởng thành phải bảo đảm diện tích chuồng nuôi khoảng 4-6m2/con, bê nghé khoảng 1-2m2/con; dê: 1,8 – 2m2/con; lợn nái: 3 - 4m2/con; lợn thịt: 2m2/con; gà con úm: 50 - 60 con/m2; gà đẻ: 3 - 5con/m2;thịt: 10 - 12con/m2, tùy thể loại và giống to nhỏ mà ta có thể điều chỉnh mật độ cho phù hợp.

Việc kiểm tra tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm trong thời điểm này cần chủ động, đúng thời gian lúc đàn gia cầm đang khoẻ mạnh. Quy trình tiêm phòng bảo đảm đúng kỹ thuật, hợp lý về thời gian...

4. Một số biện pháp xử lý khi gia súc bị cảm nắng như sau

Khi đang vận chuyển hoặc do nuôi nhốt số lượng lớn, cần cho ngay con vật nghỉ ngơi ở khu vực có nhiều bóng cây mát, tách riêng từng con ra ở vị trí riêng nhằm giảm lượng khí độc do chính từ các con vật thải ra khi nhốt chung.

Dùng quạt mát, quạt thoảng từ phía trước cho con vật, tốc độ vừa phải để giúp con vật hạ nhiệt từ từ, tránh làm vật nuôi sốc, choáng.

Dùng khăn mát lau cho con vật, trước hết lau ở phần đầu, vùng mặt, sau đó xuống toàn thân, khoảng 1 - 2 giờ sau có thể tắm cho con vật. Lưu ý không dùng nước lạnh dội ngay vào vùng đầu, mặt của con vật hoặc khi con vật chưa có thời gian cân bằng trạng thái cơ thể đã dùng nước lạnh dội, tắm cho con vật (thực tế nhiều trường hợp đã gây chết ngay cho con vật khi xử lý như vậy).

Bổ sung nước trực tiếp cho trâu bò: Đây là biện pháp rất cần thiết áp dụng ngay khi đưa con vật vào nơi có bóng mát. Tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để cho con vật uống nước như sau:

• Cho uống nước mát, tốt nhất dùng một lượng muối hòa nước cho uống (1 thìa cà phê/10 lít nước).

Cần dùng ngay các loại thuốc điện giải như điện giải thảo dược, Vitamin C, ADE, B.Complex, đường Gluco… để bổ sung cho gia súc đang bị cảm nắng, nóng.

Đối với những con vật sốt cao cần chú ý tiêm thuốc hạ sốt Anagin C, GluKC. Dùng Atropin để chống co giật, cafein để điều hoà hoạt động tim mạch. Những con nôn mửa, vã nhiều mồ hôi cần truyền dung dịch đường Glucose 5% hoặc dung dịch Ringerlactat với liều lượng tuỳ theo mức độ mất nước.

Người viết bài

Đỗ Thị Tính


Tuyên truyền phòng tránh nắng nóng cho vật nuôi

Đăng lúc: 17/06/2024 (GMT+7)
100%

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ THIỆU LONG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thiệu Long, ngày 17 tháng 6 năm 2024

HƯỚNG DẪN

Một số biện pháp phòng chống nóng cho đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng


Theo dự báo thời tiết, trong vài ngày tới nắng nóng vẫn tiếp tục diễn ra ở khu vực Bắc Trung Bộ, trong đó có Thanh Hóa. Thời gian tới sẽ còn rất nhiều đợt nắng nóng tiếp theo. Vì vậy, để bảo đảm sức khỏe cho vật nuôi, tránh thiệt hại kinh tế cho người dân. UBND xã Thiệu Long hướng dẫn nhân dân một số biện pháp phòng chống nóng cho đàn gia súc, gia cầm cụ thể như sau:

1.Chuồng trại:

Đầu tiên là nhân dân cần kiểm tra, cải tạo, nâng cấp hệ thống chuồng trại vì đây là yếu tố rất quan trọng để giữ nhiệt hàng ngày cho cơ thể vật nuôi nhất là trong những ngày nắng nóng. Chú ý kiểm tra hệ thống làm mát trong chuồng nuôi gia súc, gia cầm; kịp thời cải tạo, sửa chữa, nâng cấp bảo đảm cho các hệ thống trên sử dụng tốt. Hướng chuồng tốt nhất là hướng Nam hoặc Đông Nam. Nền chuồng có độ dốc 2-3 % về phía rãnh thoát nước. Có thể trồng thêm cây xanh xung quanh chuồng nuôi cho mát.

2. Chế độ chăm sóc, dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm trong ngày nắng nóng rất quan trọng. Luôn phải bảo đảm đủ lượng và đủ chất, do thời tiết quá nắng nóng có thể làm cho con vật mệt mỏi, ăn uống kém hơn bình thường nên có thể chia nhiều lần ăn trong ngày.

Chế độ ăn uống

Trong những ngày nắng nóng, quá trình trao đổi chất, tiêu hóa hấp thu của con vật bị rối loạn, làm giảm khả năng thu nhận thức ăn. Vì vậy chúng ta cần chú ý các vấn đề sau:

- Tăng cường thức ăn xanh như rau xanh, cỏ tươi và các loại vitamin A, C cho gia súc, gia cầm.

- Tăng cường thức ăn giàu đạm, giảm lượng thức ăn tinh bột, mỡ, đường trong khẩu phần.Đặc biệt, trong chăn nuôi lợn và gà công nghiệp.

- Nên thay đổi giờ ăn, cho ăn vào lúc sáng sớm, chiều mát hoặc vào ban đêm. Đặc biệt vào những ngày nắng nóng, cần giảm 5 – 10% lượng thức ăn so với những ngày bình thường


- Thời tiết nắng nóng bà con nên bổ xung điện giải pha nước sạch cho gia súc, gia cầm uống hằng ngày để chống mất nước cho đàn vật nuôi. Nếu nắng nóng mà bà con không bổ xung điện giải cho đàn gia súc, gia cầm thì đàn gia súc, gia cầm dẫn đến đi ỉa và chết đồng loạt.

Chế độ chăm sóc

Không nên chăn thả hoặc cho đi làm việc sau 10h trưa và trước 3h chiều (Túy thời tiết từng ngày) để tránh trường hợp gia súc bị cảm nóng, cảm nắng. Nên chăn thả ở những nơi có cây xanh bóng mát cho trâu bò nghỉ ngơi.

- Thường xuyên tắm chải cho gia súc (1- 2 lần/ngày), chú ý không nên tắm vào buổi trưa và lúc nắng nóng.

- Đối với gia súc non sơ sinh hay theo mẹ cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo chúng phải luôn được mát và khô ráo. Tuyệt đối không làm ẩm ướt nền chuồng.

- Đối với gia cầm: vào những ngày nắng nóng không nên gây xáo trộn đàn.

3. Vệ sinh và công tác khác

Tăng cường vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ chuồng nuôi nhằm giảm nhiệt độ sinh ra từ phân và chất thải. Vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống, đặc biệt không để thức ăn dư thừa trong máng dễ gây ôi thiu. Đảm bảo nền chuồng sạch, khô ráo, cống rãnh không đọng phân, nước thải nhằm hạn chế phát sinh ruồi, muỗi và các sinh vật gây bệnh khác.Tăng cường phát quang bụi rậm để tránh ruồi muỗi, côn trùng, không để nước đọng và chủ động phun thuốc sát trùng theo đúng hướng dẫn. Một số loại thuốc sát trùng có chất lượng tốt, an toàn khi sử dụng như Iodin, Benkocid, Vikol, Han Iodin, ....

Những ngày nắng nóng cần giãn mật độ nuôi nhốt trong chuồng nuôi đối với gia súc, gia cầm để tạo sự thông thoáng và cân bằng dưỡng khí trong chuồng nuôi. Với chuồng nuôi trâu bò trưởng thành phải bảo đảm diện tích chuồng nuôi khoảng 4-6m2/con, bê nghé khoảng 1-2m2/con; dê: 1,8 – 2m2/con; lợn nái: 3 - 4m2/con; lợn thịt: 2m2/con; gà con úm: 50 - 60 con/m2; gà đẻ: 3 - 5con/m2;thịt: 10 - 12con/m2, tùy thể loại và giống to nhỏ mà ta có thể điều chỉnh mật độ cho phù hợp.

Việc kiểm tra tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm trong thời điểm này cần chủ động, đúng thời gian lúc đàn gia cầm đang khoẻ mạnh. Quy trình tiêm phòng bảo đảm đúng kỹ thuật, hợp lý về thời gian...

4. Một số biện pháp xử lý khi gia súc bị cảm nắng như sau

Khi đang vận chuyển hoặc do nuôi nhốt số lượng lớn, cần cho ngay con vật nghỉ ngơi ở khu vực có nhiều bóng cây mát, tách riêng từng con ra ở vị trí riêng nhằm giảm lượng khí độc do chính từ các con vật thải ra khi nhốt chung.

Dùng quạt mát, quạt thoảng từ phía trước cho con vật, tốc độ vừa phải để giúp con vật hạ nhiệt từ từ, tránh làm vật nuôi sốc, choáng.

Dùng khăn mát lau cho con vật, trước hết lau ở phần đầu, vùng mặt, sau đó xuống toàn thân, khoảng 1 - 2 giờ sau có thể tắm cho con vật. Lưu ý không dùng nước lạnh dội ngay vào vùng đầu, mặt của con vật hoặc khi con vật chưa có thời gian cân bằng trạng thái cơ thể đã dùng nước lạnh dội, tắm cho con vật (thực tế nhiều trường hợp đã gây chết ngay cho con vật khi xử lý như vậy).

Bổ sung nước trực tiếp cho trâu bò: Đây là biện pháp rất cần thiết áp dụng ngay khi đưa con vật vào nơi có bóng mát. Tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để cho con vật uống nước như sau:

• Cho uống nước mát, tốt nhất dùng một lượng muối hòa nước cho uống (1 thìa cà phê/10 lít nước).

Cần dùng ngay các loại thuốc điện giải như điện giải thảo dược, Vitamin C, ADE, B.Complex, đường Gluco… để bổ sung cho gia súc đang bị cảm nắng, nóng.

Đối với những con vật sốt cao cần chú ý tiêm thuốc hạ sốt Anagin C, GluKC. Dùng Atropin để chống co giật, cafein để điều hoà hoạt động tim mạch. Những con nôn mửa, vã nhiều mồ hôi cần truyền dung dịch đường Glucose 5% hoặc dung dịch Ringerlactat với liều lượng tuỳ theo mức độ mất nước.

Người viết bài

Đỗ Thị Tính


CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT