Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
140278

Thiệu Long điểm du lịch trong tương lai

Đăng lúc: 10/04/2024 (GMT+7)
100%

THIỆU LONG ĐIỂM DU LỊCH TRONG TƯƠNG LAI

Là một xã thuần nông của huyện Thiệu Hóa, Thiệu Long hiện có 6 thôn, mỗi thôn có những giá trị văn hóa, lịch sử riêng, trong đó phải kể đến thôn Tiên Nông – nơi có ngọnnúi Tiên Nông(núi Nuông) chứa đựng nhiều điều huyền bí mà đến bây giờ chưa có ai lý giải được.

Nằm tách biệt so với các thôn còn lại,thôn Tiên Nônghiện lên với một bức tranh sơn thủy hữu tình, từ thủa sinh cơ lập nghiệp, người dân nơi đây lấy núi Tiên Nông làm điểm tựa để xây cất nhà cửa. Không biết có từ khi nào ,những câu chuyện kỳ thú, hấp dẫn xung quanh ngọn núi này vẫn lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Núi Tiên Nông không cao lắm, cách đây vài trục năm, có nhiều gia đình may mắn tìm được di chỉ của người Việt cổ có niên đại trên 3 vạn năm, với nhiều đồ vật quý như tiền xu, đồ đồng cổ, vàng.… khi đào ao, trồng cây, cày đất. Ngoài những câu chuyện được nhân cách hóa về “kho báu”, quanh núi Tiên Nông còn chứa đựng nhiều câu chuyện huyền bí, trong đó không thể không nhắc đến bàn cờ tiên trênđỉnh núi Nuông.

Trên Núi Tiên nông

Theo truyền thuyết, trên đỉnh núi có một bàn cờ tiên, cứ đến trăng rằm có 2 cô Tiên thường xuyên bay xuống chơi cờ, có một ngày, họ đang say sưa chơi cờ, bất ngờ bị phát hiện, thế rồi hai nàng Tiên biến mất, hòn đá có bàn cờ cô Tiên hay đánh tự dưng nứt đôi, chia thành hai tảng đá lớn. “Bàn cờ trên phiến đá không biết có từ khi nào, có một đường kẻ chéo trên mặt đá lớn, đến nay mặc dù vẫn còn nhưng đã mờ. Xưa kia cây cối mọc um tùm, rậm rạm khu vực núi Tiên Nông còn thường hay xuất hiện trăn, rắn với kích thước lớn.

Tuy không có bằng chứng xác thực về sự tồn tại bàn cờ tiên, ổ trăn lớn… nhưng có một điều rất nhiều người họ tận mắt chứng kiến hoặc sở hữu rất nhiều đồ vật có giá trị tại núi Tiên Nông. Nhiều bậc cao niên sống gần khu vực núi Nuông xác nhận sự việc trên là đúng.

Còn theo “Địa chí huyện Thiệu Hóa”, xưa kia từ thửa khai thiên lập địa, có ông thần nông khai phá vùng đất Thiệu Thọ, dân gian hay gọi là Tiên Nông. Ông Tiên Nông trú chân ở núi Nuông (Thiệu Long ngày nay), cứ đêm đến người ta thấy bóng ông to lớn khổng lồ, lừng lững trên cánh đồng, lưng cúi xuống làm không biết mệt mỏi… Một ngày nọ, đang lúc chuẩn bị cỗ xôi cúng mẹ nhà Trời, do mải chăm chỉ làm việc, đến nỗi gà gáy lúc nào không hay. Thành ra cỗ xôi biến thành hòn núi Mục ở Lam Kinh, còn con gà hóa thành núi Trẩu trên vùng đất Thọ Xuân. Ngọn núi mà ông thần nông trú chân làm ruộng nay có tên gọi là núi Tiên Nông, xã Thiệu Long, Thiệu Hóa.

Đường vào làng Tiên Nông

Làng Tiên Nông trong truyền thuyết và câu chuyện cổ xưa là vậy còn hôm nay làng Tiên Nông đang ngày một thay da, đổi thịt là vùng du lịch sinh thái tương lai. Vẫn ngọn núi Tiên ấm lòng ấp ủ, dòng sông cầu chày uốn lượn bồi đắp phù xa, 30 ha cây lấy gỗ như: keo, bạch đàn, muồng... phủ kín ngọn núi cung cấp số lượng lớn nguồn chất đốt, nguồn nguyên vật liệu để làm gỗ ép và sản xuất tinh dầu. Dưới ngay chân núi Tiên Nông xuất hiện một doanh nghiệp trồng cây cảnh, cây xanh bóng mát đô thị rộng 8ha. Cùng với đồng lúa, bải ngô, luống rau với những con đường bê tông, mái nhà cao tầng mọc lên của người dân nơi đây đã tạo nên một vùng quê bình yên với đa sắc màu, không xa nữa sẻ thu hút đông đảo khách thập phương tham quan, du ngoại.

Sông Cầu Chày, phía trênlà núi Tiên Nông

Cách núi Tiên Nông không xa, bên sườn đê Sông Cầu Chày khuất dần trong những dặng tre là đến thờ Thần Hoàng làng Đông lỗ được xây dựng trên một gò đất cao từ năm 2014, khi mùa lũ về khắp vùng bị ngập úng xong đền thờ vẫn hiên ngang đứng vững với những con sóng nước từ đầu nguồn đổ về đã tượng trưng cho khí phách của hai vị Thần Hoàng Làng lúc khai sinh lập ấp cũng như trong chống giặc ngoại xâm. Theo truyền thuyết kể lại rằng :từ thế kỷ thứ XII, thời Nhà Lý, có hai ông bà ăn ở hiền hậu quê gốc ở Đồ Sơn, lấy nhau đã lâu nhưng không có con, theo đường biển và đường Sông Mã , rẽ nhánh sông Chầu Chày để sinh sống bằng nghề đánh bắt cá, đêm nằm ngủ cầu khấn kiếm được mụn con để nối dõi tông đường, chiêm bao thấy hai quả bưởi trôi ở đầu thuyền, sáng ra người vợ thấy mình có thai sau một thời gian sinh ra 2 người con trai, lớn lên văn võ song toàn.

Nghè Đông Lỗ, xã Thiệu Long

Lúc này giặc Chiêm Thành đánh phá nước ta, nhà vua đã kêu gọi người hiền tài tham gia giúp nước. Hai anh em Họ Hoàng đã xông pha ra trận, đánh tan giặc Chiêm sau đó xin về đấng Lỗ Trang ( nay là Làng Đông Lỗ để ẩn giật). sau đó 2 ông mất do bị ập thuyền, biết ơn công đức nhân dân đã xây dựng đền thờ 3 gian trên khu đất rộng trên 2000m2, hai bên cột có ghi câu đối( Trang Ấp vạn cổ như sinh- Hải Hà Sơn xuyên bất tử) tạm dich là thôn xóm ngày càng đổi mới, sông núi nước năm trường tồn mãi mãi. Cũng tại đền thờ vẫn còn lưu giữ 10 sắc phong và bia đá đã bị mài mòn qua tháng năm và cứ vào ngày 7 tháng giêng hàng năm chính nơi đây được tổ chức lễ tế Thần, cầu cho Mưa thuận, Gió hòa, Quốc thái, Dân an.

Về Thăm đình Làng Phú Lai nổi bật có câu đối dăn dạy con cháu muôn đời với dòng chữ: Công cao động quốc vạn niên trường- Đức đại an dân thiên cố thịnh ( nghĩa dịch là phải đóng góp ủng hộ làng, sống phải có đạo đức với người dân. Đình làng làm bằng gỗ, 5 gian, đủ tay chân do bị xuống cấp đến năm 2006 được tôn tạo và cứ vào ngày 10 tháng giêng hàng năm nhân dân trong vùng đã tổ chức lễ tế quan ghi ơn công đức của Thần

Đền thờ Bình vương Dương Tam Kha

Đến xã Thiệu Long ai ai cũng biết đến đền thờ Bình Vương Dương Tam Kha là con trai thứ ba của Dương Đình Nghệ. Tiếp nối họ Khúc giành quyền tự chủ, năm 931, Dương Tam Kha là tướng tiên phong trong đoàn quân của Dương Đình Nghệ tiến ra bắc đánh đuổi quân Nam Hán. Ông có công giúp Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền xây dựng, bảo vệ nền độc lập tự chủ vào thế kỷ X sau 1.000 năm Bắc thuộc. Sau khi ông mất, ông được an táng trên một ngọn đồi hình con voi, nay thuộc thôn Thành Đạt, xã Thiệu Long. Trải qua năm tháng, thời gian, mộ phần hư hỏng, núi con voi dần bị san bằng, vị trí đặt mộ của ông bị thất lạc nên các thế hệ con cháu Họ Dương đã xác định được vị trí ngôi mộ. Tri ân, tưởng nhớ tổ tiên, Hội đồng họ Dương Việt Nam đầu tư hơn 10 tỷ đồng xây dựng khu Lăng miếu Bình Vương Dương Tam Kha để làm nơi con cháu họ Dương và khách thập phương về thăm viếng, thắp hương tưởng nhớ công đức to lớn của ông. Quần thể di tích Bình Vương Dương Tam Kha gồm 2 khu chính là khu Lăng Mộ và khu Đền thờ được xây dựng trên khuôn viên có diện tích trên 1.500m2, được thiết kế theo lối kiến trúc cổ kính, khang trang, bề thế uy nghiêm, mang đậm phong cách Á Đông. Các hạng mục bao gồm: Phần mộ xây bao bằng đá vvận chuyển từ Bình Định về, có diện tích gần 20m, hình bát giác, phía trên có họa tiết hoa văn, xung quanh khắc kiểu chữ vạn. Đền thờ chính có diện tích 210m2, thiết kế theo kiểu chữ Đinh gồm khối nhà 5 gian mái đao có chính đường, có hậu cung; kiến trúc theo trục trung tâm đăng đối, chính đường có hoành phi, cửa võng, hai bên có hàng tượng quan binh, voi, ngựa; hoa văn theo lối đình, chùa Việt Nam,nóc Đền đắp Long chầu nguyệt, 4 đầu đao cũng là đầu rồng thời Lê ngước cổ chếch lên cao với khát vọng của người dân: mong mưa thuận, gió hòa, khát vọng công bằng xã hội. Nhà Tả vu và Hữu vu hai bên Đền chính, xây dựng theo kiến trúc kiểu cung đình, mỗi nhà có diện tích gần 30m2. Gác bia có kiến trúc theo truyền thống đình, đền, chùa có 8 mái cong. Cổng thiết kế kiểu tam quan tứ trụ. Đền thờ Bình Vương Dương Tam Kha đã được UBND tỉnh công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2012. Lăng miếu Bình Vương Dương Tam Kha không những là điểm đến của con cháu nhà họ Dương trên hành trình về với tổ tiên, nguồn cội mà còn là điểm du lịch cho du khách thập phương đến dâng hương và chiêm ngưỡng.

Đôi Rồng đá trước Đền thờBình vương Dương Tam Kha

Ngoài Di chỉ của người Việt cổ, đền thờ Thần Hoàng các làng, Thiệu long còn rất nhiều điểm dừng chân thăm quan dành cho khách thập phương, trong đó phải kể đến việc xây dựng xã Nông thôn mới nâng cao và 2 thôn: Thành Đạt và Minh Đức thôn nông thôn mới kiểu mẫu.

Để hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, Đảng ủy, UBND xã Thiệu Long đã sớm ban hành nghị quyết chuyên đề, xây dựng kế hoạch hành động, đẩy mạnh công tác tuyên truyền tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động trong mỗi cán bộ, đảng viên và sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân với những việc làm cụ thể đã tạo được bước đột phá mạnh mẽ về kinh tế - xã hội. Đặc biệt, bằng sức dân, kết hợp với nguồn vốn ngân sách hỗ trợ từ Trung ương, của tỉnh và huyện nhiều công trình cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây dựng mới, làm cho diện mạo nông thôn của xã n ngày càng khởi sắc. Với mục tiêu xây dựng quê hương Thiệu Long có nền kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng khang trang, đời sống vật chất tinh thần của Nhân dân được nâng cao, xây dựng xã Thiệu Long trở thành xã nông thôn mới nâng cao; thôn kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025. bám sát nhiệm vụ huyện giao, ngay từ đầu năm 2022 xã đã thành lập ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới nâng cao, giao nhiệm vụ cho các thành viên. UBND xã Thiệu Long đã xây dựng chương trình, kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết chuyên đề của đảng ủy xã và cụ thể hóa bằng Đề án Phát triển nông nghiệp và xây dựng xã Thiệu Long đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; thôn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022. Cùng với đó, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội đã chủ động đẩy mạnh tuyên truyền, gắn với phát động nhiều phong trào thi đua, như: chung tay bảo vệ môi trường, xây dựng thôn, xóm sáng - xanh - sạch - đẹp, cải tạo vườn tạp - xây dựng vườn mẫu - phát triển kinh tế vườn hộ,... nhằm tạo sức lan tỏa sâu rộng trong đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân chung sức xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Đường vào thôn Minh Đức, xã Thiệu Long ngày càng khang trang, sạch đẹp

Sau khi có chủ trương, Cấp ủy thôn đã tập trung triển khai, quán triệt nghị quyết chuyên đề của đảng ủy, đề án của UBND xã một cách kịp thời đến cán bộ, đảng viên trong chi bộ và Nhân dân trong khu dân cư. Chủ động cùng nhau bàn bạc xây dựng nghị quyết theo tháng, quý, kế hoạch, cụ thể thời gian thực hiện từng tiêu chí một cách hiệu quả tại thôn mình, đặc biệt là việc vận động nhân dân tự nguyện tham gia hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn.Với quan điểm làm đến đâu chắc đến đó, đảng ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội cùng các thôn đã đẩy mạnh tuyên truyền, gắn với dân vận khéo, nhằm khơi dậy nguồn lực to lớn trong nhân dân để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp các công trình hạ tầng nông thôn. XDNTM nâng cao ở xã Thiệu Long có rất nhiều tiêu chí phải hoàn thiện như: giao thông nông thôn, cơ sở vật chất, các thiết chế văn hóa, thủy lợi nội đồng, tổ chức sản xuất liên kết.... Năm 2022 với mục tiêu, kế hoạch đầu tư nâng cấp và mở rộng hơn 5 km đường giao thông nông thôn. Thiệu Long đã phát huy quy chế dân chủ ngay tại cơ sở, các chi bộ thôn đã đưa chủ trương mở rộng các tuyến đường giao thông nội thôn, liên thôn ra để nhân dân tự bàn bạc, trực tiếp quyết định những khoản đóng và hiến đất cho công trình”.

Kết quả đạt được ở các thôn: Thành Đạt, Minh Đức và Phú Lai cho thấy không có sức mạnh nào bằng sức mạnh lòng dân, sức dân. Với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, chi bộ thôn Phú Lai đã nhận được sự đồng thuận từ Nhân dân, bằng việc thống nhất đóng góp kinh phí để mở rộng đường giao thông nội thôn phục vụ sản xuất, vận động 16 hộ tự nguyện hiến 399m2đất, xây dựng 377 m tường rào mẫu. Để mở rộng đường giao thông, chi bộ, ban công tác mặt trận thôn Thành Đạt đã vận động 18 hộ dân hiến hơn 300m2 đất; tự nguyện đóng góp gần 350 triệu đồng để chỉnh trang nhà văn hóa thôn và xây mới cổng làng, xây dựng 1.686m tường rào mẫu. Còn ở thôn Minh Đức, từ chỗ làm tốt công tác Tuyên truyền, vận động, Nhân dân trong thôn đã hiến 1.500m2 đất; đóng góp tiền, ngày công trải nhựa 250m đường giao thông qua nhà văn hóa thôn; đổ bê tông mở rộng các trục đường chính với chiều dài hơn 1 km, xây dựng 662m tường rào mẫu. Cùng với sức dân, xã Thiệu Long đã đầu tư xây mới trường mầm non, với tổng giá trị 6,5 tỷ đồng. Thêm nữa, Ngân hàng Agribank Thanh Hóa đã hỗ trợ cho xã đầu tư xây dựng mới trạm y tế. Trong thời gian tới, xã tiếp tục đầu tư tuyến đường vào trung tâm xã dài 1 km, với tổng giá trị khoảng 8 tỷ đồng, cũng như hoàn thiện các công trình hạ tầng nông thôn, nhằm đáp ứng các tiêu chí NTM nâng cao, phục vụ hiệu quả hoạt động sản xuất, sinh hoạt của Nhân dân. Xây dưng tượng đài ghi công các anh hùng liệt sĩ, trồng cây xanh, đặt chậu hoa cây cảnh, lắp đặt 38 mắt camera an ninh... Đến nay Thiệu Long đã đầu tư 36 tỷ đồng cho việc xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu, trong đó ngân sách 18 tỷ, nhân dân tự đầu tư trên 12 tỷ, doanh nghiệp 4 tỷ, xã hội hóa 2 tỷ.

Vào những ngày này, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong xã đang toàn tâm, dồn sức hoàn thành các tiêu chí còn lại để Thiệu Long về đích NTM nâng cao đúng hẹn và bước sang năm 2023 phấn đấu về đích nông thôn mới kiểu mẫu và hứa hẹn là điểm du lich trong tương lai.

Thanh An - Trung tâm VH,TT,TT&DL Thiệu Hóa

ĐỀN THỜ BÌNH VƯƠNG DƯƠNG TAM KHA

Đền thờ Bình Vương Dương Tam Kha, thuộc làng Thành Đạt, xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Theo tài liệu của TS Nguyễn Minh Tường cho biết: Dương Tam Kha còn gọi là Dương chủ tướng, là con trai của Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ, quê ở làng Dương Xá (tên Nôm là làng Giàng), huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hỏa. Dương Tam Kha nối tiếp sự nghiệp của Tiền Ngô Vương (Ngô Quyền 939 - 944) xưng Vương, sử cũ gọi là Dương Bình Vương, làm chủ nước ta trong khoảng thời gian 6 năm (945- 950)

Sau khi Dương Đình Nghệ mất, Dương Tam Kha đã tập hợp lực lượng, phối hợp với Ngô Quyền, trước khí thế mạnh mẽ của Ngô Quyền cùng với Dương Tam Kha, Kiều Công Tiễn vô cùng khiếp sợ đã cho người sang cầu cứu quân Nam Hán. Chớp lấy thời cơ, vua Nam Hán sai con trai là Hoàng Thao đưa thủy quân sang xâm lược nước ta. Chính vua Nam Hán cũng tự cầm quân đóng sát biên giới để sẵn sàng tiếp ứng. Ngô Quyền nghe tin đã tức tốc kéo quân ra Bắc và khi quân Nam Hán đang còn ngấp nghé ngoài bờ cõi, thì ông được nhân dân và quân sỹ ủng hộ hạ được thành Đại La, giết chết tên bán nước Kiều Công Tiễn, trừ mối họa bên trong, ổn định tình hình trong nước rồi gấp rút tổ chức kháng chiến.

Tháng 10 năm 938, Ngô Quyền cùng các danh tướng khác, như: Đỗ Cảnh Thạc, Nguyễn Tất Tố, Dương Tam Kha (con trai của Dương Đình Nghệ) được giao chỉ huy một đạo quân đóng bên phía tả ngạn và Ngô Xương Ngập (con trai của Ngô Quyền) và Đỗ cảnh Thạc chỉ huy một đạo quân đóng bên hữu ngạn sông Bạch Đằng. Hai đạo quân này ém sẵn làm nhiệm vụ mai phục để phối hợp với thủy quân đánh vào hai bên sườn đường tiến của quân giặc và tiêu diệt chúng khi tháo chạy lên bờ. Ngô Quyền trực tiếp chỉ huy một đạo thủy quân tinh nhuệ phục sẵn tại cửa sông Bạch Đằng để sẵn sàng phản công tiêu diệt quân giặc khi nước thủy triều rút xuống. Công việc chuẩn bị cho một trận đánh vừa hoàn tất, thì cũng là lúc đoàn chiến thuyền quân Nam Hán kéo đến, nước triều từ từ dâng, quân giặc ồ ạt kéo vào sông Bạch Đằng. Ngô Quyền cho một đội thuyền binh nhẹ do Nguyễn Tất Tố chỉ huy làm nhiệm vụ nhử địch vào trận địa phục kích. Khi quân giặc tiến sâu vào trận địa cũng là lúc nước sông bắt đầu rút, Ngô Quyền chỉ huy đại quân từ ba phí a (thủy bộ) đổ ra đánh. Quân Nam Hán không còn lối thoát, phía trước bị chặn đứng bởi các hàng cọc, phía sau và hai bên bờ sông bị quân ta tấn công dữ dội. Cả đoàn chiến thuyền giặc trong một thời gian giao chiến đã tan tành, hàng vạn quân giặc bị tiêu diệt, chủ tướng Hoàng Thao bị Dương Tam Kha chém chết tại trận. Chiến thắng Bạch Đằng đã mở ra một thời kỳ phát triển của quốc gia phong kiến độc lập tự chủ của dân tộc.

Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền bãi bỏ chức Tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc và tự xưng Vương, đóng đô ở cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) mở đầu thời kỳ độc lập tự chủ của dân tộc, từ đó Dương Tam Kha càng dốc lòng giúp Ngô Quyền lập nghiệp. Năm 944, Ngô Quyền mắc bệnh nặng qua đời, trước khi mất có di chúc giao cho Dương Tam Kha giúp đỡ con mình, sau khi ông mất Dương Tam Kha đã tự xưng Vương lấy hiệu là Bình Vương để trị vì đất nước.

Năm 950, Bình Vương Dương Tam Kha sai Ngô Xương Văn đi đánh hai thôn Đường, Nguyễn (Thái Bình), Ngô Xương Văn trở về đánh úp Dương Tam Kha lấy lại nước, xưng là Nam Tấn Vương. Xét thấy Dương Tam Kha là một dũng tướng có nhiều công lao trong trận đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, phò tá Ngô Quyền lên ngôi vua, đối với mình lại có tình nghĩa phụ nên Nam Tấn Vương chỉ giáng Dương Tam Kha xuống làm Trương Dương Công và ban cho bổng lộc ở phía Nam thành cổ Loa, tại đây Dương Tam Kha đã dày công cải tạo vùng đất hoang hóa thành một vùng quê sầm uất, rộng lớn đặt tên là Chương Dương (nay là xã Chương Dương, huyện Thường Tín thành phố Hà Nội), nhân dân nơi đây đã lập đền thờ suy tôn ông là thành hoàng làng, trong đền còn lưu giữ được cuốn thần phả và 30 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam

Thần tích tại đền cổ Lễ, tỉnh Nam Định có đoạn viết:Tam Kha công khiễn Dương Thục Phi, Dương Cát Lợi phạt mộc tam thiên châu tháp nhập lưu trung, lịch cận tam lý trường, đãi thủy trướng, tương quân khiêu chiến dẫn tặc việt quá thung trận, thủy thoái Ngô Quyền công suất chư tướng tự giang khẩu lực công. Tam Kha xuất bản quân đại bại.Nghĩa là:ông Tam Kha sai Dương Thục Phi, Dương Cát Lợi chặt 3000 cây gổ xuống dòng sông trên một khoảng dài 3 dặm (hơn 1,5km). Đợi đến lúc nước lên đem quân khêu chiến khiến giặc vượt qua bãi cọc, khi nước xuống Ngô Quyền đem quân từ cửa sông hết sức đánh tập hậu. Dương Tam Kha cho quân bản bộ dùng mũi tên dài ở hai bờ bắn xả vào quân giặc, chém được Hoằng Thao, làm cho quân Hán đại bại.

Để dấu tung tích nhằm tránh sự truy quét của các thế lực phong kiến nên ông đã di chuyển về Châu Ái (Thanh Hóa) xây dựng lực lượng, căn cứ vào địa hình để phòng thủ lâu dài. Ông đã dời về căn cứ Lỗ Mau, nay là làng Thành Đạt, xã Thiệu Long, đây là địa hình phòng thủ có rất nhiều thuận lợi. Ngày nay tại xã Thiệu Long còn lại rất nhiều dấu tích về tên gọi như Đồng Kho (là nơi để kho lương); Đồng Bến là nơi đậu thuyền bè của thủy quân); Đồng Cầu (là nơi quân binh chấn giữ cầu qua sông Mạo Khê); Đồng Yên (là nơi tập trung chăn nuôi để cung cấp thực phẩm cho quân lính); Đồng Trại (là nơi đại quân đóng giữ)

Theo G.S Đinh Xuân Lâm:Tổng kết đánh giá cuộc đời của Dương Tam Kha, trước tiên phải xác nhận những công lao thành tích đóng góp của ông vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Thời kỳ dưới quyền Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ và Ngô Tương Quyền, với tư cách một vị tướng giỏi đã cùng cha và anh rể lần lượt diệt trừ xâm lược nhà Đường và nhà Nam Hán. Có thể nói rằng Bình vương Dương Tam Kha là một nhân vật lỗi lạc hồi thế kỷ X trong lịch sử nước ta. Ông là một tướng giỏi, một người cai trị dân và tổ chức nhân dân sản xuất có tài, ông xứng đáng có một vị trí cao quý trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đã đến lúc cần khôi phục lại vai trò của ông trong lịch sử dân tộc. Đó là mong muốn tha thiết của tôi đối với nhân vật lịch sử này.

Có thể nói, Bình vương Dương Tam Kha là một tướng của Ngô Quyền, người đã có công lớn trong trận chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938. Bình Vương là người cai quản đất nước, giữ vững bờ cõi đất nước và ổn định đất nước trong 6 năm, thật xứng là một nhân vật lịch sử lớn có tầm cỡ trong lịch sử Việt Nam.

Đền thờ được xây dựng sau khi cụ qua đời, song do thời gian, biến cố của lịch sử, năm 2010, con, cháu dòng họ Dương và nhân dân làng Thành Đạt, xã, Thiệu Long đã phục dựng lại nơi tưởng niệm Bình Vương làm nơi cúng giỗ cụ cùng các vị tiên hiền dòng họ Dương vào các ngày lễ tết trong năm, đây là nét đẹp truyền thống tiêu biểu của dòng họ Dương làng Thành Đạt, cũng như họ Dương cả nước.

Trần Ngọc Tùng

Chủ tịch UBND xã Thiệu Trung

DI TÍCH CẤP TỈNH NGHÈ LÀNG ĐÔNG LỖ XÃ THIỆU LONG

Nghè thờ hai vị thần là Cao Minh Quảng Đức tôn thần và Uy Minh Hoằng Đức tôn thần. Đây là những người đã có công giúp nước, bảo vệ và che chở cho dân, được Nhân dân tôn thờ và các triều đại phong kiến ban tặng sắc phong.

Tương truyền, khi mới 17 tuổi, tài năng của Cao Minh Quảng Đức tôn thần và Uy Minh Hoằng Đức tôn thần đã nổi tiếng, uy lực truyền đến triều đình, Vua biết tin xuống chiếu triệu về triều thi tài năng. Sau khi thi tài được Vua phong tước nhưng hai ông không nhận, chỉ xin về nhà.

Sau đó có giặc Ai Lao và Chiêm Thành nổi lên cướp bóc dân cư, chiếm đoạt đất đai nước ta, Vua đích thân cầm quân đi đánh giặc nhưng không đẩy lui được quân địch, bèn truyền lệnh trong nước ai tài phá được địch thì giúp triều đình.

Biết tin, hai ông đã xin đi đánh giặc Chiêm Thành. Hai ông cho quân tiến đến trang ấp Đông Lỗ, triệu tập Nhân dân chọn lấy người tài, xin Vua cấp thêm binh mã để tiếp chiến rồi chia quân làm hai đạo đánh giặc làm quân Chiêm Thành vỡ trận tan tác.

Vua triệu hai ông về triều thưởng tước lộc nhưng hai ông không nhận, chỉ xin với Vua lấy trang Đông Lỗ làm nơi trú dưỡng. Vua ưng thuận, hai ông trở về trang Đông Lỗ mở yến tiệc khao thưởng quân dân.

Sau khi hai ông mất, Nhân dân trang bản làm tấu về triều, Vua ban sắc phong cho dân ở hai cung của trang Đông Lỗ trùng tu cung sở làm nơi thờ.

Năm 1958 - 1960 nghè làng Cao Lỗ bị phá để làm các công trình công cộng, chỉ còn lại phần nền. Trong những năm qua, việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử không chỉ được chính quyền mà còn được đông đảo người dân địa phương quan tâm. Nghè làng được trùng tu trên nền đất cũ của di tích. Năm 2018 tỉnh hỗ trợ 300 triệu đồng cùng với ngân sách địa phương đã xây dựng thêm nhà sửa lễ, tường rào, trang bị hệ thống điện, nước.

Nghè làng Đông Lỗ gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của người dân, trở thành một trung tâm sinh hoạt văn hóa của địa phương. Nghè đã được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2016.

-BAN QUẢN LÝ DI TÍCH NGHÈ LÀNG ĐÔNG LỖ

Thiệu Long điểm du lịch trong tương lai

Đăng lúc: 10/04/2024 (GMT+7)
100%

THIỆU LONG ĐIỂM DU LỊCH TRONG TƯƠNG LAI

Là một xã thuần nông của huyện Thiệu Hóa, Thiệu Long hiện có 6 thôn, mỗi thôn có những giá trị văn hóa, lịch sử riêng, trong đó phải kể đến thôn Tiên Nông – nơi có ngọnnúi Tiên Nông(núi Nuông) chứa đựng nhiều điều huyền bí mà đến bây giờ chưa có ai lý giải được.

Nằm tách biệt so với các thôn còn lại,thôn Tiên Nônghiện lên với một bức tranh sơn thủy hữu tình, từ thủa sinh cơ lập nghiệp, người dân nơi đây lấy núi Tiên Nông làm điểm tựa để xây cất nhà cửa. Không biết có từ khi nào ,những câu chuyện kỳ thú, hấp dẫn xung quanh ngọn núi này vẫn lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Núi Tiên Nông không cao lắm, cách đây vài trục năm, có nhiều gia đình may mắn tìm được di chỉ của người Việt cổ có niên đại trên 3 vạn năm, với nhiều đồ vật quý như tiền xu, đồ đồng cổ, vàng.… khi đào ao, trồng cây, cày đất. Ngoài những câu chuyện được nhân cách hóa về “kho báu”, quanh núi Tiên Nông còn chứa đựng nhiều câu chuyện huyền bí, trong đó không thể không nhắc đến bàn cờ tiên trênđỉnh núi Nuông.

Trên Núi Tiên nông

Theo truyền thuyết, trên đỉnh núi có một bàn cờ tiên, cứ đến trăng rằm có 2 cô Tiên thường xuyên bay xuống chơi cờ, có một ngày, họ đang say sưa chơi cờ, bất ngờ bị phát hiện, thế rồi hai nàng Tiên biến mất, hòn đá có bàn cờ cô Tiên hay đánh tự dưng nứt đôi, chia thành hai tảng đá lớn. “Bàn cờ trên phiến đá không biết có từ khi nào, có một đường kẻ chéo trên mặt đá lớn, đến nay mặc dù vẫn còn nhưng đã mờ. Xưa kia cây cối mọc um tùm, rậm rạm khu vực núi Tiên Nông còn thường hay xuất hiện trăn, rắn với kích thước lớn.

Tuy không có bằng chứng xác thực về sự tồn tại bàn cờ tiên, ổ trăn lớn… nhưng có một điều rất nhiều người họ tận mắt chứng kiến hoặc sở hữu rất nhiều đồ vật có giá trị tại núi Tiên Nông. Nhiều bậc cao niên sống gần khu vực núi Nuông xác nhận sự việc trên là đúng.

Còn theo “Địa chí huyện Thiệu Hóa”, xưa kia từ thửa khai thiên lập địa, có ông thần nông khai phá vùng đất Thiệu Thọ, dân gian hay gọi là Tiên Nông. Ông Tiên Nông trú chân ở núi Nuông (Thiệu Long ngày nay), cứ đêm đến người ta thấy bóng ông to lớn khổng lồ, lừng lững trên cánh đồng, lưng cúi xuống làm không biết mệt mỏi… Một ngày nọ, đang lúc chuẩn bị cỗ xôi cúng mẹ nhà Trời, do mải chăm chỉ làm việc, đến nỗi gà gáy lúc nào không hay. Thành ra cỗ xôi biến thành hòn núi Mục ở Lam Kinh, còn con gà hóa thành núi Trẩu trên vùng đất Thọ Xuân. Ngọn núi mà ông thần nông trú chân làm ruộng nay có tên gọi là núi Tiên Nông, xã Thiệu Long, Thiệu Hóa.

Đường vào làng Tiên Nông

Làng Tiên Nông trong truyền thuyết và câu chuyện cổ xưa là vậy còn hôm nay làng Tiên Nông đang ngày một thay da, đổi thịt là vùng du lịch sinh thái tương lai. Vẫn ngọn núi Tiên ấm lòng ấp ủ, dòng sông cầu chày uốn lượn bồi đắp phù xa, 30 ha cây lấy gỗ như: keo, bạch đàn, muồng... phủ kín ngọn núi cung cấp số lượng lớn nguồn chất đốt, nguồn nguyên vật liệu để làm gỗ ép và sản xuất tinh dầu. Dưới ngay chân núi Tiên Nông xuất hiện một doanh nghiệp trồng cây cảnh, cây xanh bóng mát đô thị rộng 8ha. Cùng với đồng lúa, bải ngô, luống rau với những con đường bê tông, mái nhà cao tầng mọc lên của người dân nơi đây đã tạo nên một vùng quê bình yên với đa sắc màu, không xa nữa sẻ thu hút đông đảo khách thập phương tham quan, du ngoại.

Sông Cầu Chày, phía trênlà núi Tiên Nông

Cách núi Tiên Nông không xa, bên sườn đê Sông Cầu Chày khuất dần trong những dặng tre là đến thờ Thần Hoàng làng Đông lỗ được xây dựng trên một gò đất cao từ năm 2014, khi mùa lũ về khắp vùng bị ngập úng xong đền thờ vẫn hiên ngang đứng vững với những con sóng nước từ đầu nguồn đổ về đã tượng trưng cho khí phách của hai vị Thần Hoàng Làng lúc khai sinh lập ấp cũng như trong chống giặc ngoại xâm. Theo truyền thuyết kể lại rằng :từ thế kỷ thứ XII, thời Nhà Lý, có hai ông bà ăn ở hiền hậu quê gốc ở Đồ Sơn, lấy nhau đã lâu nhưng không có con, theo đường biển và đường Sông Mã , rẽ nhánh sông Chầu Chày để sinh sống bằng nghề đánh bắt cá, đêm nằm ngủ cầu khấn kiếm được mụn con để nối dõi tông đường, chiêm bao thấy hai quả bưởi trôi ở đầu thuyền, sáng ra người vợ thấy mình có thai sau một thời gian sinh ra 2 người con trai, lớn lên văn võ song toàn.

Nghè Đông Lỗ, xã Thiệu Long

Lúc này giặc Chiêm Thành đánh phá nước ta, nhà vua đã kêu gọi người hiền tài tham gia giúp nước. Hai anh em Họ Hoàng đã xông pha ra trận, đánh tan giặc Chiêm sau đó xin về đấng Lỗ Trang ( nay là Làng Đông Lỗ để ẩn giật). sau đó 2 ông mất do bị ập thuyền, biết ơn công đức nhân dân đã xây dựng đền thờ 3 gian trên khu đất rộng trên 2000m2, hai bên cột có ghi câu đối( Trang Ấp vạn cổ như sinh- Hải Hà Sơn xuyên bất tử) tạm dich là thôn xóm ngày càng đổi mới, sông núi nước năm trường tồn mãi mãi. Cũng tại đền thờ vẫn còn lưu giữ 10 sắc phong và bia đá đã bị mài mòn qua tháng năm và cứ vào ngày 7 tháng giêng hàng năm chính nơi đây được tổ chức lễ tế Thần, cầu cho Mưa thuận, Gió hòa, Quốc thái, Dân an.

Về Thăm đình Làng Phú Lai nổi bật có câu đối dăn dạy con cháu muôn đời với dòng chữ: Công cao động quốc vạn niên trường- Đức đại an dân thiên cố thịnh ( nghĩa dịch là phải đóng góp ủng hộ làng, sống phải có đạo đức với người dân. Đình làng làm bằng gỗ, 5 gian, đủ tay chân do bị xuống cấp đến năm 2006 được tôn tạo và cứ vào ngày 10 tháng giêng hàng năm nhân dân trong vùng đã tổ chức lễ tế quan ghi ơn công đức của Thần

Đền thờ Bình vương Dương Tam Kha

Đến xã Thiệu Long ai ai cũng biết đến đền thờ Bình Vương Dương Tam Kha là con trai thứ ba của Dương Đình Nghệ. Tiếp nối họ Khúc giành quyền tự chủ, năm 931, Dương Tam Kha là tướng tiên phong trong đoàn quân của Dương Đình Nghệ tiến ra bắc đánh đuổi quân Nam Hán. Ông có công giúp Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền xây dựng, bảo vệ nền độc lập tự chủ vào thế kỷ X sau 1.000 năm Bắc thuộc. Sau khi ông mất, ông được an táng trên một ngọn đồi hình con voi, nay thuộc thôn Thành Đạt, xã Thiệu Long. Trải qua năm tháng, thời gian, mộ phần hư hỏng, núi con voi dần bị san bằng, vị trí đặt mộ của ông bị thất lạc nên các thế hệ con cháu Họ Dương đã xác định được vị trí ngôi mộ. Tri ân, tưởng nhớ tổ tiên, Hội đồng họ Dương Việt Nam đầu tư hơn 10 tỷ đồng xây dựng khu Lăng miếu Bình Vương Dương Tam Kha để làm nơi con cháu họ Dương và khách thập phương về thăm viếng, thắp hương tưởng nhớ công đức to lớn của ông. Quần thể di tích Bình Vương Dương Tam Kha gồm 2 khu chính là khu Lăng Mộ và khu Đền thờ được xây dựng trên khuôn viên có diện tích trên 1.500m2, được thiết kế theo lối kiến trúc cổ kính, khang trang, bề thế uy nghiêm, mang đậm phong cách Á Đông. Các hạng mục bao gồm: Phần mộ xây bao bằng đá vvận chuyển từ Bình Định về, có diện tích gần 20m, hình bát giác, phía trên có họa tiết hoa văn, xung quanh khắc kiểu chữ vạn. Đền thờ chính có diện tích 210m2, thiết kế theo kiểu chữ Đinh gồm khối nhà 5 gian mái đao có chính đường, có hậu cung; kiến trúc theo trục trung tâm đăng đối, chính đường có hoành phi, cửa võng, hai bên có hàng tượng quan binh, voi, ngựa; hoa văn theo lối đình, chùa Việt Nam,nóc Đền đắp Long chầu nguyệt, 4 đầu đao cũng là đầu rồng thời Lê ngước cổ chếch lên cao với khát vọng của người dân: mong mưa thuận, gió hòa, khát vọng công bằng xã hội. Nhà Tả vu và Hữu vu hai bên Đền chính, xây dựng theo kiến trúc kiểu cung đình, mỗi nhà có diện tích gần 30m2. Gác bia có kiến trúc theo truyền thống đình, đền, chùa có 8 mái cong. Cổng thiết kế kiểu tam quan tứ trụ. Đền thờ Bình Vương Dương Tam Kha đã được UBND tỉnh công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2012. Lăng miếu Bình Vương Dương Tam Kha không những là điểm đến của con cháu nhà họ Dương trên hành trình về với tổ tiên, nguồn cội mà còn là điểm du lịch cho du khách thập phương đến dâng hương và chiêm ngưỡng.

Đôi Rồng đá trước Đền thờBình vương Dương Tam Kha

Ngoài Di chỉ của người Việt cổ, đền thờ Thần Hoàng các làng, Thiệu long còn rất nhiều điểm dừng chân thăm quan dành cho khách thập phương, trong đó phải kể đến việc xây dựng xã Nông thôn mới nâng cao và 2 thôn: Thành Đạt và Minh Đức thôn nông thôn mới kiểu mẫu.

Để hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, Đảng ủy, UBND xã Thiệu Long đã sớm ban hành nghị quyết chuyên đề, xây dựng kế hoạch hành động, đẩy mạnh công tác tuyên truyền tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động trong mỗi cán bộ, đảng viên và sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân với những việc làm cụ thể đã tạo được bước đột phá mạnh mẽ về kinh tế - xã hội. Đặc biệt, bằng sức dân, kết hợp với nguồn vốn ngân sách hỗ trợ từ Trung ương, của tỉnh và huyện nhiều công trình cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây dựng mới, làm cho diện mạo nông thôn của xã n ngày càng khởi sắc. Với mục tiêu xây dựng quê hương Thiệu Long có nền kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng khang trang, đời sống vật chất tinh thần của Nhân dân được nâng cao, xây dựng xã Thiệu Long trở thành xã nông thôn mới nâng cao; thôn kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025. bám sát nhiệm vụ huyện giao, ngay từ đầu năm 2022 xã đã thành lập ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới nâng cao, giao nhiệm vụ cho các thành viên. UBND xã Thiệu Long đã xây dựng chương trình, kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết chuyên đề của đảng ủy xã và cụ thể hóa bằng Đề án Phát triển nông nghiệp và xây dựng xã Thiệu Long đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; thôn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022. Cùng với đó, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội đã chủ động đẩy mạnh tuyên truyền, gắn với phát động nhiều phong trào thi đua, như: chung tay bảo vệ môi trường, xây dựng thôn, xóm sáng - xanh - sạch - đẹp, cải tạo vườn tạp - xây dựng vườn mẫu - phát triển kinh tế vườn hộ,... nhằm tạo sức lan tỏa sâu rộng trong đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân chung sức xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Đường vào thôn Minh Đức, xã Thiệu Long ngày càng khang trang, sạch đẹp

Sau khi có chủ trương, Cấp ủy thôn đã tập trung triển khai, quán triệt nghị quyết chuyên đề của đảng ủy, đề án của UBND xã một cách kịp thời đến cán bộ, đảng viên trong chi bộ và Nhân dân trong khu dân cư. Chủ động cùng nhau bàn bạc xây dựng nghị quyết theo tháng, quý, kế hoạch, cụ thể thời gian thực hiện từng tiêu chí một cách hiệu quả tại thôn mình, đặc biệt là việc vận động nhân dân tự nguyện tham gia hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn.Với quan điểm làm đến đâu chắc đến đó, đảng ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội cùng các thôn đã đẩy mạnh tuyên truyền, gắn với dân vận khéo, nhằm khơi dậy nguồn lực to lớn trong nhân dân để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp các công trình hạ tầng nông thôn. XDNTM nâng cao ở xã Thiệu Long có rất nhiều tiêu chí phải hoàn thiện như: giao thông nông thôn, cơ sở vật chất, các thiết chế văn hóa, thủy lợi nội đồng, tổ chức sản xuất liên kết.... Năm 2022 với mục tiêu, kế hoạch đầu tư nâng cấp và mở rộng hơn 5 km đường giao thông nông thôn. Thiệu Long đã phát huy quy chế dân chủ ngay tại cơ sở, các chi bộ thôn đã đưa chủ trương mở rộng các tuyến đường giao thông nội thôn, liên thôn ra để nhân dân tự bàn bạc, trực tiếp quyết định những khoản đóng và hiến đất cho công trình”.

Kết quả đạt được ở các thôn: Thành Đạt, Minh Đức và Phú Lai cho thấy không có sức mạnh nào bằng sức mạnh lòng dân, sức dân. Với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, chi bộ thôn Phú Lai đã nhận được sự đồng thuận từ Nhân dân, bằng việc thống nhất đóng góp kinh phí để mở rộng đường giao thông nội thôn phục vụ sản xuất, vận động 16 hộ tự nguyện hiến 399m2đất, xây dựng 377 m tường rào mẫu. Để mở rộng đường giao thông, chi bộ, ban công tác mặt trận thôn Thành Đạt đã vận động 18 hộ dân hiến hơn 300m2 đất; tự nguyện đóng góp gần 350 triệu đồng để chỉnh trang nhà văn hóa thôn và xây mới cổng làng, xây dựng 1.686m tường rào mẫu. Còn ở thôn Minh Đức, từ chỗ làm tốt công tác Tuyên truyền, vận động, Nhân dân trong thôn đã hiến 1.500m2 đất; đóng góp tiền, ngày công trải nhựa 250m đường giao thông qua nhà văn hóa thôn; đổ bê tông mở rộng các trục đường chính với chiều dài hơn 1 km, xây dựng 662m tường rào mẫu. Cùng với sức dân, xã Thiệu Long đã đầu tư xây mới trường mầm non, với tổng giá trị 6,5 tỷ đồng. Thêm nữa, Ngân hàng Agribank Thanh Hóa đã hỗ trợ cho xã đầu tư xây dựng mới trạm y tế. Trong thời gian tới, xã tiếp tục đầu tư tuyến đường vào trung tâm xã dài 1 km, với tổng giá trị khoảng 8 tỷ đồng, cũng như hoàn thiện các công trình hạ tầng nông thôn, nhằm đáp ứng các tiêu chí NTM nâng cao, phục vụ hiệu quả hoạt động sản xuất, sinh hoạt của Nhân dân. Xây dưng tượng đài ghi công các anh hùng liệt sĩ, trồng cây xanh, đặt chậu hoa cây cảnh, lắp đặt 38 mắt camera an ninh... Đến nay Thiệu Long đã đầu tư 36 tỷ đồng cho việc xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu, trong đó ngân sách 18 tỷ, nhân dân tự đầu tư trên 12 tỷ, doanh nghiệp 4 tỷ, xã hội hóa 2 tỷ.

Vào những ngày này, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong xã đang toàn tâm, dồn sức hoàn thành các tiêu chí còn lại để Thiệu Long về đích NTM nâng cao đúng hẹn và bước sang năm 2023 phấn đấu về đích nông thôn mới kiểu mẫu và hứa hẹn là điểm du lich trong tương lai.

Thanh An - Trung tâm VH,TT,TT&DL Thiệu Hóa

ĐỀN THỜ BÌNH VƯƠNG DƯƠNG TAM KHA

Đền thờ Bình Vương Dương Tam Kha, thuộc làng Thành Đạt, xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Theo tài liệu của TS Nguyễn Minh Tường cho biết: Dương Tam Kha còn gọi là Dương chủ tướng, là con trai của Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ, quê ở làng Dương Xá (tên Nôm là làng Giàng), huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hỏa. Dương Tam Kha nối tiếp sự nghiệp của Tiền Ngô Vương (Ngô Quyền 939 - 944) xưng Vương, sử cũ gọi là Dương Bình Vương, làm chủ nước ta trong khoảng thời gian 6 năm (945- 950)

Sau khi Dương Đình Nghệ mất, Dương Tam Kha đã tập hợp lực lượng, phối hợp với Ngô Quyền, trước khí thế mạnh mẽ của Ngô Quyền cùng với Dương Tam Kha, Kiều Công Tiễn vô cùng khiếp sợ đã cho người sang cầu cứu quân Nam Hán. Chớp lấy thời cơ, vua Nam Hán sai con trai là Hoàng Thao đưa thủy quân sang xâm lược nước ta. Chính vua Nam Hán cũng tự cầm quân đóng sát biên giới để sẵn sàng tiếp ứng. Ngô Quyền nghe tin đã tức tốc kéo quân ra Bắc và khi quân Nam Hán đang còn ngấp nghé ngoài bờ cõi, thì ông được nhân dân và quân sỹ ủng hộ hạ được thành Đại La, giết chết tên bán nước Kiều Công Tiễn, trừ mối họa bên trong, ổn định tình hình trong nước rồi gấp rút tổ chức kháng chiến.

Tháng 10 năm 938, Ngô Quyền cùng các danh tướng khác, như: Đỗ Cảnh Thạc, Nguyễn Tất Tố, Dương Tam Kha (con trai của Dương Đình Nghệ) được giao chỉ huy một đạo quân đóng bên phía tả ngạn và Ngô Xương Ngập (con trai của Ngô Quyền) và Đỗ cảnh Thạc chỉ huy một đạo quân đóng bên hữu ngạn sông Bạch Đằng. Hai đạo quân này ém sẵn làm nhiệm vụ mai phục để phối hợp với thủy quân đánh vào hai bên sườn đường tiến của quân giặc và tiêu diệt chúng khi tháo chạy lên bờ. Ngô Quyền trực tiếp chỉ huy một đạo thủy quân tinh nhuệ phục sẵn tại cửa sông Bạch Đằng để sẵn sàng phản công tiêu diệt quân giặc khi nước thủy triều rút xuống. Công việc chuẩn bị cho một trận đánh vừa hoàn tất, thì cũng là lúc đoàn chiến thuyền quân Nam Hán kéo đến, nước triều từ từ dâng, quân giặc ồ ạt kéo vào sông Bạch Đằng. Ngô Quyền cho một đội thuyền binh nhẹ do Nguyễn Tất Tố chỉ huy làm nhiệm vụ nhử địch vào trận địa phục kích. Khi quân giặc tiến sâu vào trận địa cũng là lúc nước sông bắt đầu rút, Ngô Quyền chỉ huy đại quân từ ba phí a (thủy bộ) đổ ra đánh. Quân Nam Hán không còn lối thoát, phía trước bị chặn đứng bởi các hàng cọc, phía sau và hai bên bờ sông bị quân ta tấn công dữ dội. Cả đoàn chiến thuyền giặc trong một thời gian giao chiến đã tan tành, hàng vạn quân giặc bị tiêu diệt, chủ tướng Hoàng Thao bị Dương Tam Kha chém chết tại trận. Chiến thắng Bạch Đằng đã mở ra một thời kỳ phát triển của quốc gia phong kiến độc lập tự chủ của dân tộc.

Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền bãi bỏ chức Tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc và tự xưng Vương, đóng đô ở cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) mở đầu thời kỳ độc lập tự chủ của dân tộc, từ đó Dương Tam Kha càng dốc lòng giúp Ngô Quyền lập nghiệp. Năm 944, Ngô Quyền mắc bệnh nặng qua đời, trước khi mất có di chúc giao cho Dương Tam Kha giúp đỡ con mình, sau khi ông mất Dương Tam Kha đã tự xưng Vương lấy hiệu là Bình Vương để trị vì đất nước.

Năm 950, Bình Vương Dương Tam Kha sai Ngô Xương Văn đi đánh hai thôn Đường, Nguyễn (Thái Bình), Ngô Xương Văn trở về đánh úp Dương Tam Kha lấy lại nước, xưng là Nam Tấn Vương. Xét thấy Dương Tam Kha là một dũng tướng có nhiều công lao trong trận đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, phò tá Ngô Quyền lên ngôi vua, đối với mình lại có tình nghĩa phụ nên Nam Tấn Vương chỉ giáng Dương Tam Kha xuống làm Trương Dương Công và ban cho bổng lộc ở phía Nam thành cổ Loa, tại đây Dương Tam Kha đã dày công cải tạo vùng đất hoang hóa thành một vùng quê sầm uất, rộng lớn đặt tên là Chương Dương (nay là xã Chương Dương, huyện Thường Tín thành phố Hà Nội), nhân dân nơi đây đã lập đền thờ suy tôn ông là thành hoàng làng, trong đền còn lưu giữ được cuốn thần phả và 30 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam

Thần tích tại đền cổ Lễ, tỉnh Nam Định có đoạn viết:Tam Kha công khiễn Dương Thục Phi, Dương Cát Lợi phạt mộc tam thiên châu tháp nhập lưu trung, lịch cận tam lý trường, đãi thủy trướng, tương quân khiêu chiến dẫn tặc việt quá thung trận, thủy thoái Ngô Quyền công suất chư tướng tự giang khẩu lực công. Tam Kha xuất bản quân đại bại.Nghĩa là:ông Tam Kha sai Dương Thục Phi, Dương Cát Lợi chặt 3000 cây gổ xuống dòng sông trên một khoảng dài 3 dặm (hơn 1,5km). Đợi đến lúc nước lên đem quân khêu chiến khiến giặc vượt qua bãi cọc, khi nước xuống Ngô Quyền đem quân từ cửa sông hết sức đánh tập hậu. Dương Tam Kha cho quân bản bộ dùng mũi tên dài ở hai bờ bắn xả vào quân giặc, chém được Hoằng Thao, làm cho quân Hán đại bại.

Để dấu tung tích nhằm tránh sự truy quét của các thế lực phong kiến nên ông đã di chuyển về Châu Ái (Thanh Hóa) xây dựng lực lượng, căn cứ vào địa hình để phòng thủ lâu dài. Ông đã dời về căn cứ Lỗ Mau, nay là làng Thành Đạt, xã Thiệu Long, đây là địa hình phòng thủ có rất nhiều thuận lợi. Ngày nay tại xã Thiệu Long còn lại rất nhiều dấu tích về tên gọi như Đồng Kho (là nơi để kho lương); Đồng Bến là nơi đậu thuyền bè của thủy quân); Đồng Cầu (là nơi quân binh chấn giữ cầu qua sông Mạo Khê); Đồng Yên (là nơi tập trung chăn nuôi để cung cấp thực phẩm cho quân lính); Đồng Trại (là nơi đại quân đóng giữ)

Theo G.S Đinh Xuân Lâm:Tổng kết đánh giá cuộc đời của Dương Tam Kha, trước tiên phải xác nhận những công lao thành tích đóng góp của ông vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Thời kỳ dưới quyền Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ và Ngô Tương Quyền, với tư cách một vị tướng giỏi đã cùng cha và anh rể lần lượt diệt trừ xâm lược nhà Đường và nhà Nam Hán. Có thể nói rằng Bình vương Dương Tam Kha là một nhân vật lỗi lạc hồi thế kỷ X trong lịch sử nước ta. Ông là một tướng giỏi, một người cai trị dân và tổ chức nhân dân sản xuất có tài, ông xứng đáng có một vị trí cao quý trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đã đến lúc cần khôi phục lại vai trò của ông trong lịch sử dân tộc. Đó là mong muốn tha thiết của tôi đối với nhân vật lịch sử này.

Có thể nói, Bình vương Dương Tam Kha là một tướng của Ngô Quyền, người đã có công lớn trong trận chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938. Bình Vương là người cai quản đất nước, giữ vững bờ cõi đất nước và ổn định đất nước trong 6 năm, thật xứng là một nhân vật lịch sử lớn có tầm cỡ trong lịch sử Việt Nam.

Đền thờ được xây dựng sau khi cụ qua đời, song do thời gian, biến cố của lịch sử, năm 2010, con, cháu dòng họ Dương và nhân dân làng Thành Đạt, xã, Thiệu Long đã phục dựng lại nơi tưởng niệm Bình Vương làm nơi cúng giỗ cụ cùng các vị tiên hiền dòng họ Dương vào các ngày lễ tết trong năm, đây là nét đẹp truyền thống tiêu biểu của dòng họ Dương làng Thành Đạt, cũng như họ Dương cả nước.

Trần Ngọc Tùng

Chủ tịch UBND xã Thiệu Trung

DI TÍCH CẤP TỈNH NGHÈ LÀNG ĐÔNG LỖ XÃ THIỆU LONG

Nghè thờ hai vị thần là Cao Minh Quảng Đức tôn thần và Uy Minh Hoằng Đức tôn thần. Đây là những người đã có công giúp nước, bảo vệ và che chở cho dân, được Nhân dân tôn thờ và các triều đại phong kiến ban tặng sắc phong.

Tương truyền, khi mới 17 tuổi, tài năng của Cao Minh Quảng Đức tôn thần và Uy Minh Hoằng Đức tôn thần đã nổi tiếng, uy lực truyền đến triều đình, Vua biết tin xuống chiếu triệu về triều thi tài năng. Sau khi thi tài được Vua phong tước nhưng hai ông không nhận, chỉ xin về nhà.

Sau đó có giặc Ai Lao và Chiêm Thành nổi lên cướp bóc dân cư, chiếm đoạt đất đai nước ta, Vua đích thân cầm quân đi đánh giặc nhưng không đẩy lui được quân địch, bèn truyền lệnh trong nước ai tài phá được địch thì giúp triều đình.

Biết tin, hai ông đã xin đi đánh giặc Chiêm Thành. Hai ông cho quân tiến đến trang ấp Đông Lỗ, triệu tập Nhân dân chọn lấy người tài, xin Vua cấp thêm binh mã để tiếp chiến rồi chia quân làm hai đạo đánh giặc làm quân Chiêm Thành vỡ trận tan tác.

Vua triệu hai ông về triều thưởng tước lộc nhưng hai ông không nhận, chỉ xin với Vua lấy trang Đông Lỗ làm nơi trú dưỡng. Vua ưng thuận, hai ông trở về trang Đông Lỗ mở yến tiệc khao thưởng quân dân.

Sau khi hai ông mất, Nhân dân trang bản làm tấu về triều, Vua ban sắc phong cho dân ở hai cung của trang Đông Lỗ trùng tu cung sở làm nơi thờ.

Năm 1958 - 1960 nghè làng Cao Lỗ bị phá để làm các công trình công cộng, chỉ còn lại phần nền. Trong những năm qua, việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử không chỉ được chính quyền mà còn được đông đảo người dân địa phương quan tâm. Nghè làng được trùng tu trên nền đất cũ của di tích. Năm 2018 tỉnh hỗ trợ 300 triệu đồng cùng với ngân sách địa phương đã xây dựng thêm nhà sửa lễ, tường rào, trang bị hệ thống điện, nước.

Nghè làng Đông Lỗ gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của người dân, trở thành một trung tâm sinh hoạt văn hóa của địa phương. Nghè đã được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2016.

-BAN QUẢN LÝ DI TÍCH NGHÈ LÀNG ĐÔNG LỖ

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT