Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
140278

KHái quát về di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn huyện Thiệu Hoá

Đăng lúc: 25/02/2023 (GMT+7)
100%



TT

Tên di tích

Địa điểm

Loại hình

Xếp hạng

Năm xếp hạng

Khái quát chung về di tích

Di tích lịch sử cơ sở cách mạng

của “Xứ ủy Bắc kỳ, Trung kỳ và

Số Quyết định: 2754/QĐ-BT

Ngày 22 tháng 7 năm 1930, tại làng Phúc Lộc, phủ Thiệu Hóa đă diễn ra hội nghị thành lập chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên ở Thiệu Hóa với 6 đảng viên, trong đó có Lê Huy Toán. Ồng Vương Xuân Cát được cử làm Bí thư chi bộ. Chủ trương của chi bộ là xây dựng tổ chức “Nông hội đỏ” ở một số làng Mao Xá, Khố Kỳ, Cựu Thôn. Đồng thời tiếp tục phát triển hội viên thu hút quần chúng tham gia đông đảo, dần dần để đưa vào các cuộc đấu tranh. Tháng 12 năm 1930, một số đồng chí trong chi bộ Phúc Lộc bị địch bắt, số còn lại trong đó có Lê Huy Toán

1

Đảng bộ Thanh Hóa thời kỳ

1930- 1945 (Nhà ông: Tô Đình Bảng , Nhà ông Lê Công Thanh,

Xã Thiệu Toán

Di tích cách mạng

Di tích cấp quốc gia

Ngày 15/10/1994

vẫn kiên trì củng cố và giữ vững lòng tin của nhân dân đối với Đảng và cách mạng. Tháng 3 năm 1932, Lê Huy Toán dự cuộc họp do ông Lê Chủ triệu tập tại làng Yên Lộ, gồm một số đảng viên còn lại của Thiệu Hóa, Thọ Xuân để bàn việc tiếp tục củng cố phát triển phong trào và tìm cách bắt liên lạc với Trung ương. Cụm di tích cách mạng này gồm nhà ông Tô Đình Bảng, nhà ông Lê Huy Toán, nhà ông Lê Công Thanh, những ngôi nhà trên là chứng tích cơ sở cách mạng của “xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa” thời kỳ 1930-1945

nhà ông: Lê Huy Toán

2

Nhà thờ Họ Vương

Xã Thiệu Tiến

Lịch sử - cách mạng

Di tích cấp tỉnh

Quyết định số 230/QĐ-VHTT

Ngày 8/7/1995

Ngày 10 tháng 7 năm 1930,Hội nghị thành lập chi hộ Đảng Cộng sản Việt Nam phủ Thiệu Hóa được tiến hành tạiNhà thờ họ Vương,làng Phúc Lộc, xã Thiệu Tiến.Dự Hội nghị có các đồng chí Nguyễn Doãn Chấp (đại diện Xứ ủy Bắc Kỳ), Vương Xuân Cát, Ngô Ngọc Toản, Hoàng Trọng Bình, Lê Xuân Mạc. Đồng chí Nguyễn Doãn Chấp chủ trì Hội nghị. Hội nghị đã bầu đồng chí Vương Xuân Cát làm Bí thư chi bộ . Cũng trong hội nghị này, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp nêu lên hướng hoạt động trước mắt của chi bộ là: dựa vào các tổ chức quần chúng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ quần chúng; đẩy mạnh phong trào cách mạng, thành lập Nông hội đỏ; bồi dưỡng và phát triển đảng viên... Theo hướng trên, Chi bộ vạch kế hoạch hoạt động cụ thể, phân công từng đồng chí chịu trách nhiệm ở từng vùng để hướng dẫn quần chúng đấu tranh và củng cố tổ chức cơ sở. Sự ra đời của chi bộ Đảng đánh dấu một bước ngoặt căn bản của phong trào đấu tranh cách mạng ở Thiệu Hóa: chấm dứt thời kỳ phân tán lực lượng cách mạng, gọt bỏ những tư tưởng cải lương, thỏa hiệp, khẳng địnhsựthắng thế tuyệt đối của tư tưởng cách mạng vô sảnởđịaphương

3

Địa Điểm Khởi Nghĩa Huyện Thiệu Hóa

TT Thiệu Hóa

Lịch sử cách mạng

Di tích cấp tỉnh

Quyết định số 330/QĐ-VHTT ngày

28/08/2000

Trướcthời cơ ngàn năm có một: phátxít Đứcchính thứcđầu hàng hồng quân Liên Xô ngày 08/09/1945, Ngày 14–3-1945,phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng vô điều kiện lực lượngđồng Minh , Từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945Hộinghịtoàn quốc của Đảng đã họp tại Tân Trào (TuyênQuang) để quyết định tổng khởi nghĩa trong cảnước giành chính quyền vềtay cách mạng. Trướctình hình ấy, ngày18/9/1945,tại làng Mao Xá, Ủy ban khởi nghĩa của huyện Thiệu Hóa đã bàn kế hoạch khởi nghĩa giành chính quyền và phân công cho các đơn vị tự vệ và các lực lượng cách mạng của quần chúng chuẩn bị sẵn sàng tinh thần và vũ khí để khi có lệnh là đồng loạt tấn công. Đến ngày 23/8/1945 lực lượng cách mạng Thiệu Hóa cùng toàn bộ Bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa của cả tỉnh (trong đó có UBND lâm thời tỉnh) đã kéo về thị xã Thanh Hóa tham gia cuộc mít tinh lớn để ra mắt chính quyền cách mạng tỉnh nhà và biểu dương thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám ở tỉnh Thanh Hóa trong niềm hân hoan, phấn khởi ngập tràn của quần chúng nhân dân. Có thể nói, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện Thiệu Hóa, mặc dù có đổ máu, hy sinh nhưng vẫn thắng lợi oanh liệt. So sách với tất cả các phủ, huyện khác trong tỉnh thì cuộc khởi nghĩa Thiệu Hóa là nơi duy nhất có sự chiến đấu quyết liệt giữa lực lượng cách mạng với sự chống phá ngoan cố, điên cuồng của kẻ thù. Đây chính là sự thắng lợi của sự kết hợp giữa lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang và đồng thời cũng là sự thắng lợi tiêu biểu của bạo lực cách mạng ở tỉnh Thanh Hóa trong cuộc cách mạng tháng Tám. Sự hy sinh của 14 chiến sĩ tự vệ cách mạng Thiệu Hóa trong cuộc chiến đấu vì sự nghiệp Độc lập – Tư do của dân tộc này là sự hy sinh cao cả và bất tử đến muôn đời sau.

4

Di tích Cách Mạng (trụ sở làm việc của cơ quan tỉnh ủy Thanh Hóa thời kỳ 1967-1973

Xã Thiệu Viên

lịch sử cách mạng

Di tích cấp tỉnh

Quyết định sô 318/QĐ-UBND ngày

14/02/2009

Đây là di tích gắn liền với nhiều sự kiện quan trọng của tỉnh trong thời kỳ từ năm 1967 đến năm 1973, như: Ngày 6 - 9 -1969, tại Hội trường lớn của tỉnh(làng Viên Nội, xã Thiệu Viên, huyện Thiêu Hóa),Tỉnh uỷ, Ủy ban hành chính tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tổ chức trọng thể Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, hàng ngàn đại biểu, nhân dân đại diện cho các dân tộc, tôn giáo,các ngành, các địa phương từ khắp nơi trong tỉnh về dự lễ truy điệu với niềm đau thương vô hạn, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy thay mặt Đảng bộ, quân, dân trong tỉnh đọc điếu văn và nguyện ra sức thực hiện trọn vẹn Di chúc thiêng liêng của Người. Cuối năm 1969, tại nơi đây đã diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 7; từ ngày 21/10/1969 đến 4/11/1969. Ngoài ra, nơi đây là nơi đón tiếp nhiều đoàn đại biểu quốc tế nước bạn Lào, Campuchia và ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, những lời kêu gọi nhân dân trong tỉnh ra sức sản xuất và chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ góp phần thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất đất nước của cả dân tộc …

5

Di tích lịch sử kháng chiến - Hầm làm việc và chỉ huy của thường trực ủy ban hành chính

tỉnh Thanh Hóa

Xã Thiệu Trung

Lịch sử cách mạng

Di tích cấp tỉnh

Quyết định số 2620/QĐ-UBND ngày

30/08/2007

Năm 1965, Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh Thanh Hóa giao cho Ủy ban huyện Thiệu Hóa, Ủy ban xã Thiệu Trung xây dựng hầm chỉ huy, trong thời gian ngắn nhất phải hoàn thành, để kịp thời phục vụ cho cán bộ trú ẩn và làm việc, sẵn sàng chỉ huy chiến đấu khi có giặc. Địa điểm được chọn xây dựng hầm là thôn Phủ Lý Nam (nay là thôn 4), xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa. Đây là khu vực ao hồ nên để hoàn thành được công trình phải mất rất nhiều công sức. Ngoài cán bộ kỹ thuật, công trình còn có sự góp sức của bà con Nhân dân nơi đây. Đầu năm 1965, sau gần 2 tháng thi công, công trình đã được hoàn thành.

Khu vực hầm có diện tích gần 100m2 với khối lượng đào 40m3 đất, xây 20m3 gạch, đắp 100m3 đất, sau đó trồng cây bao phủ lên bề mặt hầm. Bàn giao cho Thường trực Ủy ban hành chính tỉnh sử dụng trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (giai đoạn 1964-1972).

6

Cụm di tích cách mạng Yên Lộ

Xã Thiệu Vũ

Di tích lịch sử cách mạng (thời kỳ 1930 –

1945)

Di tích cấp tỉnh

Quyết định số 331/QĐ-VHTT ngày

28/08/2000

Làng Yên Lộ còn có tên là An Lộ hay làng Lỗ, vùng đất có truyền thống lịch sử, cách mạng lâu đời đã trở thành địa chỉ ghi đậm dấu ấn về thời kỳ đấu tranh kiên cường của cán bộ và Nhân dân Thiệu Vũ. Trong những năm 1930 – 1945, tại ba điểm: Chùa, nghè và đình Yên Lộ đã diễn ra nhiều sự kiện lớn nhỏ, góp phần quan trọng cho sự mở rộng và phát triển lớn mạnh của cách mạng.

Chùa Yên Lộ vốn là ngôi chùa nhỏ được xây dựng trên sườn ngọn núi đá cách làng 300m, xung quanh là cây cối rậm rạp. Chùa gồm 3 gian lợp ngói, kiến trúc vì kèo theo lối truyền thống, có các bệ thờ Phật. Trong cuộc chiến chống thực dân Pháp, chi bộ Đảng cử đồng chí Hoàng Văn Quế là đảng viên ra trông coi chùa để dễ bề hoạt động. Trong điều kiện khó khăn do kẻ thù điên cuồng lùng sục nhưng với địa thế kín đáo và dễ thoát hiểm, suốt 2 năm 1935 - 1936, Tỉnh ủy Thanh Hóa nhiều lần tổ chức Hội nghị củng cố tổ chức, củng cố phong trào tại đây. Sau đó, chùa trở thành nơi liên lạc, họp kín giữa các cán bộ cách mạng trong tỉnh, huyện, tổng.

Chùa Yên Lộ không chỉ là điểm tâm linh để người dân đến chiêm bái mà còn là nơi lưu lại những dấu ấn, những kỷ niệm về một thời cách mạng hào hùng của cán bộ, Nhân dân Thiệu Vũ nói riêng và của cán bộ, Nhân dân Thanh Hóa nói chung.

7

Di tích Đình Ngô Xá Hạ

Xã Minh Tâm

Di tích Cách mạng

Di tích cấp tỉnh

Quyết định số 18 ngày

15/08/1990

Đình Ngô Xá Hạ hay còn gọi là đình làng Đồng Chí được xây dựng vào năm 1925. Trong những ngày sục sôi cướp chính quyền ở phụ lỵ Thiệu Hóa, đình Ngô Xá Hạ là nơi tập hợp lực lượng trong làng, trong tổng tham gia cướp chính quyền ở Thiệu Hóa vào đêm ngày 18-8, rạng sáng 19-8-1945. Ngày 23-8-1956, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Hoàng Tiến Trình, các đơn vị tự vệ chiến đấu của Thiệu Hóa đã tập trung tại đình Ngô Xá Hạ tiến về thị xã Thanh Hóa tham gia cuộc mít tinh lớn của tỉnh để chứng kiến sự ra mắt của Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Thanh Hóa. Đình là một tòa nhà hình chữ nhật xây dựng theo kiến trúc kiểu Pháp, thông hiên ở bốn mặt. Mặt trước cửa hiên (cũng là hướng chính của đình) mở về hướng Nam có 11 cửa được xây cuốn vòm; ngăn cách ở mỗi cửa này là hệ thống cột tròn độc lập và cột kép để tạo nên sự cân đối, hài hòa ở mỗi cửa.

8

Hầm chỉ huy của tỉnh đội thanh hóa thời kỳ 1965-1973

Xã Tân Châu

Di tích Cách mạng

Di tích cấp tỉnh

Quyết định số 4791/QĐ-UBND ngày

31/12/2013

Cuối năm 1964, đầu năm 1965 chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ ở Miền Nam đứng trước nguy cơ phá sản hoàn toàn, đế quốc Mỹ đã ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ và chư hầu, vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại vào miền Nam tiến hành chiến lược chiến tranh cục bộ ở miền Nam và dùng không quân, hải quân tiến hành chiến tranh phá hoại ném bom bắn phá miền Bắc. Địa hình xã Thiệu Châu (nay là xã Tân Châu) tương đối đa dạng bao gồm đồi núi, sông, ao hô, kênh mương tương đối dày đặc. Ngoài những cánh đồng rộng, dài, còn xen lẫn núi, đồi như núi Go là ngọn núi đất cao đến 30m, có diện tích 10ha, trước đây cây cối rậm rạp, có nhiều muông thú sinh sống, núi Đồng Chài (nơi có căn hầm), một quả núi nhỏ và thấp nằm giữa cánh (gọi là trại Mã cầu). Đây là những điều kiện thuận lợi để Tỉnh uỷ quyết địnhchọn nơi này để xây dựng hầm. Trong những năm chống chiến tranh ác liệt của giặc Mỹ, với điều kiện tương quan lực lượng chênh lệch và quân địch chủ yếu dùng không quân và hải quân thì căn hầm được xây tại đây đã hạn chế được rất nhiều sức oanh tạc của quân giặc. Hơn nữa, hầm được xây dựng ở địa bàn rừng núi thì lực lượng quân đội của ta rất quen thuộc và thuận lợi trong tác chiến. Đồng thời đây là địa bàn ở xa những mục tiêu đánh phá của địch nhưng lại rất tiện cho việc chỉ huy tác chiến của Tỉnh đội, đảm bảo yếu tố bí mật và bất ngờ, tiến lui đếu thuận lợi. Đồng chí Ngô Thuyền – Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Trịnh Tố Phan – Tỉnh đội trưởng là những người trực tiếp làm việc và chỉ huy trong căn hầm này.

9

Đình làng Tân Bình

Xã Thiệu Ngọc

Di tích Cách mạng

Di tích cấp tỉnh

Quyết định số: 230/VH-QĐ ngày

08/07/1995

Đình làng Tân Bình (Ngọc Bình) được Sở Văn hóa và Thông tin (nay là Sở VHTTDL) xếp hạng di tích lịch sử văn hóa – cách mạng cấp tỉnh tại Quyết định số 230/QĐ-VH ngày 8/7/1995; ngày 17/01/2011 UBND tỉnh có Quyết định số 181/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích LSVH – CM cấp tỉnh (cấp đổi bằng di tích xếp hạng trước năm 2003), là nơi ghi đậm các sự kiện lịch sử về quá trình lãnh đạo, đấu tranh cách mạng do Đảng lãnh đạo thời kỳ 1930 – 1945. Công trình kiến trúc gỗ có từ thời Lê (thế kỷ XVII – XVIII).

10

Đình làng Lam Vỹ

Xã Thiệu Vũ

Di tích Cách mạng

Di tích cấp tỉnh

Quyết định số 338/QĐ-VHTT ngày

28/08/2000

Rất nhiều sự kiện cách mạng thời kỳ (1930-1945) và thời kỳ 1945-1954 diễn ra tại Đình làng Lam Vỹ:

Giai đoạn: 1930 - 1935: Đinh Lam Vỹ dã trở thành địa điểm để những cán bộ cộng sản tuyên truyền, giác ngộ cách mạng cho quần chúng nhân dân. Các hội bạn, hội phe, hội giáp và tổ chức nông hội thường gặp gỡ và tuyên truyền vạch mặt bọn cường hào, kêu gọi giúp đỡ nhau trong đời sống.

Giai đoạn: 1936 – 1939: Nhiều cán bộ cách mạng hội tương tế ái hữu đã biến sựu sinh hoạt tín ngưỡng tại đình làng Lam Vỹ để tổ chức hội họp và tuyên truyền cách mạng.

Trong kháng chiến chống Pháp đình làng Lam Vỹ là nơi huy động sức người, sức của cho tiền tuyến, nơi phát động “Tuần lễ vàng”, “Tuần lễ dân quân tự túc”

11

Đình làng Yên Lộ

Xã Thiệu Vũ

Di tích Cách mạng

Di tích cấp tỉnh

Quyết định số 331/QĐ-VHTT ngày 28/8/2000

Làng Yên Lộ còn có tên là An Lộ hay làng Lỗ, vùng đất có truyền thống lịch sử, cách mạng lâu đời đã trở thành địa chỉ ghi đậm dấu ấn về thời kỳ đấu tranh kiên cường của cán bộ và Nhân dân Thiệu Vũ. Trong những năm 1930 – 1945, tại ba điểm: Chùa, nghè và đình Yên Lộ đã diễn ra nhiều sự kiện lớn nhỏ, góp phần quan trọng cho sự mở rộng và phát triển lớn mạnh của cách mạng.

12

Nhà thờ ông Lê Chủ

Xã Thiệu Vũ

Di tích Lịch sử cách mạng

Di tích cấp tỉnh

Quyết định số 4089/QĐ-UBND ngày 9/12/2011

Đồng chí Lê Chủ tên thật là Lê Tiến Nhiệu (1) sinh năm 1901 trong một gia đình

phú nông ở thôn Yên Lộ, tổng Phù Chẩn, phủ Thiệu Hoá (nay là xã Thiệu Vũ, huyện

Thiệu Hoá). ông Lê Chủ đã nhanh chóng tiếp thu tư tưởng tiến bộ ở đầu thế

kỷ XX và hăng hái tham gia hội đọc sách báo cách mạng, tuyên truyền chủ nghĩa Mác

- Lê nin ở Thanh Hoá do đồng chí Lê Công Thanh làm tổ trưởng. Tháng 8/1930 ông được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. Nhà của đồng chí Lê Chủ là nơi diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng của các cơ sở Đảng trong tỉnh và đề ra nhiều phương hướng cho phong trào cách mạng của tỉnh giai đoạn 1936-1939. Cách mạng tháng Tám - 1945 thành công, đồng chí Lê Chủ được bầu làm Chủ

nhiệm Việt Minh Tỉnh và tháng 12 năm 1945, được bầu là Bí thư Tinh uỷ.

13

Hầm làm việc của đồng chí Ngô Thuyền

Xã Tân Châu

Di tích Lịch sử cách mạng

Đang đề nghị xếp hạng

- Địa điểm: Làng Hồng (trước gọi là Trại Đồng Mồ), xã Tân Châu

- Lịch sử hình thành: Xây dựng những năm 1960

- Diện tích đất đai: 50m2;

- Chủ sở hữu đất đai: Thuộc đất dân ở và đất núi đấu thầu;

- Kiến trúc: Từ nền đến trần hầm xây bằng gạch kiểu cuốn vòm, kích thước miệng hầm chiều rộng 1,7m, chiều cao 2,2m.

Hầm từng là nơi làm việc của đồng chí Ngô Thuyền – Bí thư Tỉnh ủy thời kỳ chống Mỹ.

KHái quát về di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn huyện Thiệu Hoá

Đăng lúc: 25/02/2023 (GMT+7)
100%



TT

Tên di tích

Địa điểm

Loại hình

Xếp hạng

Năm xếp hạng

Khái quát chung về di tích

Di tích lịch sử cơ sở cách mạng

của “Xứ ủy Bắc kỳ, Trung kỳ và

Số Quyết định: 2754/QĐ-BT

Ngày 22 tháng 7 năm 1930, tại làng Phúc Lộc, phủ Thiệu Hóa đă diễn ra hội nghị thành lập chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên ở Thiệu Hóa với 6 đảng viên, trong đó có Lê Huy Toán. Ồng Vương Xuân Cát được cử làm Bí thư chi bộ. Chủ trương của chi bộ là xây dựng tổ chức “Nông hội đỏ” ở một số làng Mao Xá, Khố Kỳ, Cựu Thôn. Đồng thời tiếp tục phát triển hội viên thu hút quần chúng tham gia đông đảo, dần dần để đưa vào các cuộc đấu tranh. Tháng 12 năm 1930, một số đồng chí trong chi bộ Phúc Lộc bị địch bắt, số còn lại trong đó có Lê Huy Toán

1

Đảng bộ Thanh Hóa thời kỳ

1930- 1945 (Nhà ông: Tô Đình Bảng , Nhà ông Lê Công Thanh,

Xã Thiệu Toán

Di tích cách mạng

Di tích cấp quốc gia

Ngày 15/10/1994

vẫn kiên trì củng cố và giữ vững lòng tin của nhân dân đối với Đảng và cách mạng. Tháng 3 năm 1932, Lê Huy Toán dự cuộc họp do ông Lê Chủ triệu tập tại làng Yên Lộ, gồm một số đảng viên còn lại của Thiệu Hóa, Thọ Xuân để bàn việc tiếp tục củng cố phát triển phong trào và tìm cách bắt liên lạc với Trung ương. Cụm di tích cách mạng này gồm nhà ông Tô Đình Bảng, nhà ông Lê Huy Toán, nhà ông Lê Công Thanh, những ngôi nhà trên là chứng tích cơ sở cách mạng của “xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa” thời kỳ 1930-1945

nhà ông: Lê Huy Toán

2

Nhà thờ Họ Vương

Xã Thiệu Tiến

Lịch sử - cách mạng

Di tích cấp tỉnh

Quyết định số 230/QĐ-VHTT

Ngày 8/7/1995

Ngày 10 tháng 7 năm 1930,Hội nghị thành lập chi hộ Đảng Cộng sản Việt Nam phủ Thiệu Hóa được tiến hành tạiNhà thờ họ Vương,làng Phúc Lộc, xã Thiệu Tiến.Dự Hội nghị có các đồng chí Nguyễn Doãn Chấp (đại diện Xứ ủy Bắc Kỳ), Vương Xuân Cát, Ngô Ngọc Toản, Hoàng Trọng Bình, Lê Xuân Mạc. Đồng chí Nguyễn Doãn Chấp chủ trì Hội nghị. Hội nghị đã bầu đồng chí Vương Xuân Cát làm Bí thư chi bộ . Cũng trong hội nghị này, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp nêu lên hướng hoạt động trước mắt của chi bộ là: dựa vào các tổ chức quần chúng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ quần chúng; đẩy mạnh phong trào cách mạng, thành lập Nông hội đỏ; bồi dưỡng và phát triển đảng viên... Theo hướng trên, Chi bộ vạch kế hoạch hoạt động cụ thể, phân công từng đồng chí chịu trách nhiệm ở từng vùng để hướng dẫn quần chúng đấu tranh và củng cố tổ chức cơ sở. Sự ra đời của chi bộ Đảng đánh dấu một bước ngoặt căn bản của phong trào đấu tranh cách mạng ở Thiệu Hóa: chấm dứt thời kỳ phân tán lực lượng cách mạng, gọt bỏ những tư tưởng cải lương, thỏa hiệp, khẳng địnhsựthắng thế tuyệt đối của tư tưởng cách mạng vô sảnởđịaphương

3

Địa Điểm Khởi Nghĩa Huyện Thiệu Hóa

TT Thiệu Hóa

Lịch sử cách mạng

Di tích cấp tỉnh

Quyết định số 330/QĐ-VHTT ngày

28/08/2000

Trướcthời cơ ngàn năm có một: phátxít Đứcchính thứcđầu hàng hồng quân Liên Xô ngày 08/09/1945, Ngày 14–3-1945,phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng vô điều kiện lực lượngđồng Minh , Từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945Hộinghịtoàn quốc của Đảng đã họp tại Tân Trào (TuyênQuang) để quyết định tổng khởi nghĩa trong cảnước giành chính quyền vềtay cách mạng. Trướctình hình ấy, ngày18/9/1945,tại làng Mao Xá, Ủy ban khởi nghĩa của huyện Thiệu Hóa đã bàn kế hoạch khởi nghĩa giành chính quyền và phân công cho các đơn vị tự vệ và các lực lượng cách mạng của quần chúng chuẩn bị sẵn sàng tinh thần và vũ khí để khi có lệnh là đồng loạt tấn công. Đến ngày 23/8/1945 lực lượng cách mạng Thiệu Hóa cùng toàn bộ Bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa của cả tỉnh (trong đó có UBND lâm thời tỉnh) đã kéo về thị xã Thanh Hóa tham gia cuộc mít tinh lớn để ra mắt chính quyền cách mạng tỉnh nhà và biểu dương thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám ở tỉnh Thanh Hóa trong niềm hân hoan, phấn khởi ngập tràn của quần chúng nhân dân. Có thể nói, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện Thiệu Hóa, mặc dù có đổ máu, hy sinh nhưng vẫn thắng lợi oanh liệt. So sách với tất cả các phủ, huyện khác trong tỉnh thì cuộc khởi nghĩa Thiệu Hóa là nơi duy nhất có sự chiến đấu quyết liệt giữa lực lượng cách mạng với sự chống phá ngoan cố, điên cuồng của kẻ thù. Đây chính là sự thắng lợi của sự kết hợp giữa lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang và đồng thời cũng là sự thắng lợi tiêu biểu của bạo lực cách mạng ở tỉnh Thanh Hóa trong cuộc cách mạng tháng Tám. Sự hy sinh của 14 chiến sĩ tự vệ cách mạng Thiệu Hóa trong cuộc chiến đấu vì sự nghiệp Độc lập – Tư do của dân tộc này là sự hy sinh cao cả và bất tử đến muôn đời sau.

4

Di tích Cách Mạng (trụ sở làm việc của cơ quan tỉnh ủy Thanh Hóa thời kỳ 1967-1973

Xã Thiệu Viên

lịch sử cách mạng

Di tích cấp tỉnh

Quyết định sô 318/QĐ-UBND ngày

14/02/2009

Đây là di tích gắn liền với nhiều sự kiện quan trọng của tỉnh trong thời kỳ từ năm 1967 đến năm 1973, như: Ngày 6 - 9 -1969, tại Hội trường lớn của tỉnh(làng Viên Nội, xã Thiệu Viên, huyện Thiêu Hóa),Tỉnh uỷ, Ủy ban hành chính tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tổ chức trọng thể Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, hàng ngàn đại biểu, nhân dân đại diện cho các dân tộc, tôn giáo,các ngành, các địa phương từ khắp nơi trong tỉnh về dự lễ truy điệu với niềm đau thương vô hạn, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy thay mặt Đảng bộ, quân, dân trong tỉnh đọc điếu văn và nguyện ra sức thực hiện trọn vẹn Di chúc thiêng liêng của Người. Cuối năm 1969, tại nơi đây đã diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 7; từ ngày 21/10/1969 đến 4/11/1969. Ngoài ra, nơi đây là nơi đón tiếp nhiều đoàn đại biểu quốc tế nước bạn Lào, Campuchia và ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, những lời kêu gọi nhân dân trong tỉnh ra sức sản xuất và chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ góp phần thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất đất nước của cả dân tộc …

5

Di tích lịch sử kháng chiến - Hầm làm việc và chỉ huy của thường trực ủy ban hành chính

tỉnh Thanh Hóa

Xã Thiệu Trung

Lịch sử cách mạng

Di tích cấp tỉnh

Quyết định số 2620/QĐ-UBND ngày

30/08/2007

Năm 1965, Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh Thanh Hóa giao cho Ủy ban huyện Thiệu Hóa, Ủy ban xã Thiệu Trung xây dựng hầm chỉ huy, trong thời gian ngắn nhất phải hoàn thành, để kịp thời phục vụ cho cán bộ trú ẩn và làm việc, sẵn sàng chỉ huy chiến đấu khi có giặc. Địa điểm được chọn xây dựng hầm là thôn Phủ Lý Nam (nay là thôn 4), xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa. Đây là khu vực ao hồ nên để hoàn thành được công trình phải mất rất nhiều công sức. Ngoài cán bộ kỹ thuật, công trình còn có sự góp sức của bà con Nhân dân nơi đây. Đầu năm 1965, sau gần 2 tháng thi công, công trình đã được hoàn thành.

Khu vực hầm có diện tích gần 100m2 với khối lượng đào 40m3 đất, xây 20m3 gạch, đắp 100m3 đất, sau đó trồng cây bao phủ lên bề mặt hầm. Bàn giao cho Thường trực Ủy ban hành chính tỉnh sử dụng trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (giai đoạn 1964-1972).

6

Cụm di tích cách mạng Yên Lộ

Xã Thiệu Vũ

Di tích lịch sử cách mạng (thời kỳ 1930 –

1945)

Di tích cấp tỉnh

Quyết định số 331/QĐ-VHTT ngày

28/08/2000

Làng Yên Lộ còn có tên là An Lộ hay làng Lỗ, vùng đất có truyền thống lịch sử, cách mạng lâu đời đã trở thành địa chỉ ghi đậm dấu ấn về thời kỳ đấu tranh kiên cường của cán bộ và Nhân dân Thiệu Vũ. Trong những năm 1930 – 1945, tại ba điểm: Chùa, nghè và đình Yên Lộ đã diễn ra nhiều sự kiện lớn nhỏ, góp phần quan trọng cho sự mở rộng và phát triển lớn mạnh của cách mạng.

Chùa Yên Lộ vốn là ngôi chùa nhỏ được xây dựng trên sườn ngọn núi đá cách làng 300m, xung quanh là cây cối rậm rạp. Chùa gồm 3 gian lợp ngói, kiến trúc vì kèo theo lối truyền thống, có các bệ thờ Phật. Trong cuộc chiến chống thực dân Pháp, chi bộ Đảng cử đồng chí Hoàng Văn Quế là đảng viên ra trông coi chùa để dễ bề hoạt động. Trong điều kiện khó khăn do kẻ thù điên cuồng lùng sục nhưng với địa thế kín đáo và dễ thoát hiểm, suốt 2 năm 1935 - 1936, Tỉnh ủy Thanh Hóa nhiều lần tổ chức Hội nghị củng cố tổ chức, củng cố phong trào tại đây. Sau đó, chùa trở thành nơi liên lạc, họp kín giữa các cán bộ cách mạng trong tỉnh, huyện, tổng.

Chùa Yên Lộ không chỉ là điểm tâm linh để người dân đến chiêm bái mà còn là nơi lưu lại những dấu ấn, những kỷ niệm về một thời cách mạng hào hùng của cán bộ, Nhân dân Thiệu Vũ nói riêng và của cán bộ, Nhân dân Thanh Hóa nói chung.

7

Di tích Đình Ngô Xá Hạ

Xã Minh Tâm

Di tích Cách mạng

Di tích cấp tỉnh

Quyết định số 18 ngày

15/08/1990

Đình Ngô Xá Hạ hay còn gọi là đình làng Đồng Chí được xây dựng vào năm 1925. Trong những ngày sục sôi cướp chính quyền ở phụ lỵ Thiệu Hóa, đình Ngô Xá Hạ là nơi tập hợp lực lượng trong làng, trong tổng tham gia cướp chính quyền ở Thiệu Hóa vào đêm ngày 18-8, rạng sáng 19-8-1945. Ngày 23-8-1956, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Hoàng Tiến Trình, các đơn vị tự vệ chiến đấu của Thiệu Hóa đã tập trung tại đình Ngô Xá Hạ tiến về thị xã Thanh Hóa tham gia cuộc mít tinh lớn của tỉnh để chứng kiến sự ra mắt của Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Thanh Hóa. Đình là một tòa nhà hình chữ nhật xây dựng theo kiến trúc kiểu Pháp, thông hiên ở bốn mặt. Mặt trước cửa hiên (cũng là hướng chính của đình) mở về hướng Nam có 11 cửa được xây cuốn vòm; ngăn cách ở mỗi cửa này là hệ thống cột tròn độc lập và cột kép để tạo nên sự cân đối, hài hòa ở mỗi cửa.

8

Hầm chỉ huy của tỉnh đội thanh hóa thời kỳ 1965-1973

Xã Tân Châu

Di tích Cách mạng

Di tích cấp tỉnh

Quyết định số 4791/QĐ-UBND ngày

31/12/2013

Cuối năm 1964, đầu năm 1965 chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ ở Miền Nam đứng trước nguy cơ phá sản hoàn toàn, đế quốc Mỹ đã ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ và chư hầu, vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại vào miền Nam tiến hành chiến lược chiến tranh cục bộ ở miền Nam và dùng không quân, hải quân tiến hành chiến tranh phá hoại ném bom bắn phá miền Bắc. Địa hình xã Thiệu Châu (nay là xã Tân Châu) tương đối đa dạng bao gồm đồi núi, sông, ao hô, kênh mương tương đối dày đặc. Ngoài những cánh đồng rộng, dài, còn xen lẫn núi, đồi như núi Go là ngọn núi đất cao đến 30m, có diện tích 10ha, trước đây cây cối rậm rạp, có nhiều muông thú sinh sống, núi Đồng Chài (nơi có căn hầm), một quả núi nhỏ và thấp nằm giữa cánh (gọi là trại Mã cầu). Đây là những điều kiện thuận lợi để Tỉnh uỷ quyết địnhchọn nơi này để xây dựng hầm. Trong những năm chống chiến tranh ác liệt của giặc Mỹ, với điều kiện tương quan lực lượng chênh lệch và quân địch chủ yếu dùng không quân và hải quân thì căn hầm được xây tại đây đã hạn chế được rất nhiều sức oanh tạc của quân giặc. Hơn nữa, hầm được xây dựng ở địa bàn rừng núi thì lực lượng quân đội của ta rất quen thuộc và thuận lợi trong tác chiến. Đồng thời đây là địa bàn ở xa những mục tiêu đánh phá của địch nhưng lại rất tiện cho việc chỉ huy tác chiến của Tỉnh đội, đảm bảo yếu tố bí mật và bất ngờ, tiến lui đếu thuận lợi. Đồng chí Ngô Thuyền – Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Trịnh Tố Phan – Tỉnh đội trưởng là những người trực tiếp làm việc và chỉ huy trong căn hầm này.

9

Đình làng Tân Bình

Xã Thiệu Ngọc

Di tích Cách mạng

Di tích cấp tỉnh

Quyết định số: 230/VH-QĐ ngày

08/07/1995

Đình làng Tân Bình (Ngọc Bình) được Sở Văn hóa và Thông tin (nay là Sở VHTTDL) xếp hạng di tích lịch sử văn hóa – cách mạng cấp tỉnh tại Quyết định số 230/QĐ-VH ngày 8/7/1995; ngày 17/01/2011 UBND tỉnh có Quyết định số 181/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích LSVH – CM cấp tỉnh (cấp đổi bằng di tích xếp hạng trước năm 2003), là nơi ghi đậm các sự kiện lịch sử về quá trình lãnh đạo, đấu tranh cách mạng do Đảng lãnh đạo thời kỳ 1930 – 1945. Công trình kiến trúc gỗ có từ thời Lê (thế kỷ XVII – XVIII).

10

Đình làng Lam Vỹ

Xã Thiệu Vũ

Di tích Cách mạng

Di tích cấp tỉnh

Quyết định số 338/QĐ-VHTT ngày

28/08/2000

Rất nhiều sự kiện cách mạng thời kỳ (1930-1945) và thời kỳ 1945-1954 diễn ra tại Đình làng Lam Vỹ:

Giai đoạn: 1930 - 1935: Đinh Lam Vỹ dã trở thành địa điểm để những cán bộ cộng sản tuyên truyền, giác ngộ cách mạng cho quần chúng nhân dân. Các hội bạn, hội phe, hội giáp và tổ chức nông hội thường gặp gỡ và tuyên truyền vạch mặt bọn cường hào, kêu gọi giúp đỡ nhau trong đời sống.

Giai đoạn: 1936 – 1939: Nhiều cán bộ cách mạng hội tương tế ái hữu đã biến sựu sinh hoạt tín ngưỡng tại đình làng Lam Vỹ để tổ chức hội họp và tuyên truyền cách mạng.

Trong kháng chiến chống Pháp đình làng Lam Vỹ là nơi huy động sức người, sức của cho tiền tuyến, nơi phát động “Tuần lễ vàng”, “Tuần lễ dân quân tự túc”

11

Đình làng Yên Lộ

Xã Thiệu Vũ

Di tích Cách mạng

Di tích cấp tỉnh

Quyết định số 331/QĐ-VHTT ngày 28/8/2000

Làng Yên Lộ còn có tên là An Lộ hay làng Lỗ, vùng đất có truyền thống lịch sử, cách mạng lâu đời đã trở thành địa chỉ ghi đậm dấu ấn về thời kỳ đấu tranh kiên cường của cán bộ và Nhân dân Thiệu Vũ. Trong những năm 1930 – 1945, tại ba điểm: Chùa, nghè và đình Yên Lộ đã diễn ra nhiều sự kiện lớn nhỏ, góp phần quan trọng cho sự mở rộng và phát triển lớn mạnh của cách mạng.

12

Nhà thờ ông Lê Chủ

Xã Thiệu Vũ

Di tích Lịch sử cách mạng

Di tích cấp tỉnh

Quyết định số 4089/QĐ-UBND ngày 9/12/2011

Đồng chí Lê Chủ tên thật là Lê Tiến Nhiệu (1) sinh năm 1901 trong một gia đình

phú nông ở thôn Yên Lộ, tổng Phù Chẩn, phủ Thiệu Hoá (nay là xã Thiệu Vũ, huyện

Thiệu Hoá). ông Lê Chủ đã nhanh chóng tiếp thu tư tưởng tiến bộ ở đầu thế

kỷ XX và hăng hái tham gia hội đọc sách báo cách mạng, tuyên truyền chủ nghĩa Mác

- Lê nin ở Thanh Hoá do đồng chí Lê Công Thanh làm tổ trưởng. Tháng 8/1930 ông được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. Nhà của đồng chí Lê Chủ là nơi diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng của các cơ sở Đảng trong tỉnh và đề ra nhiều phương hướng cho phong trào cách mạng của tỉnh giai đoạn 1936-1939. Cách mạng tháng Tám - 1945 thành công, đồng chí Lê Chủ được bầu làm Chủ

nhiệm Việt Minh Tỉnh và tháng 12 năm 1945, được bầu là Bí thư Tinh uỷ.

13

Hầm làm việc của đồng chí Ngô Thuyền

Xã Tân Châu

Di tích Lịch sử cách mạng

Đang đề nghị xếp hạng

- Địa điểm: Làng Hồng (trước gọi là Trại Đồng Mồ), xã Tân Châu

- Lịch sử hình thành: Xây dựng những năm 1960

- Diện tích đất đai: 50m2;

- Chủ sở hữu đất đai: Thuộc đất dân ở và đất núi đấu thầu;

- Kiến trúc: Từ nền đến trần hầm xây bằng gạch kiểu cuốn vòm, kích thước miệng hầm chiều rộng 1,7m, chiều cao 2,2m.

Hầm từng là nơi làm việc của đồng chí Ngô Thuyền – Bí thư Tỉnh ủy thời kỳ chống Mỹ.

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT