Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
140278

Đền thờ BÌnh Vương Dương Tam Kha

Đăng lúc: 21/10/2022 (GMT+7)
100%

ĐỀN THỜ BÌNH VƯƠNG DƯƠNG TAM KHA

Đền thờ Bình Vương Dương Tam Kha, thuộc làng Thành Đạt, xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Theo tài liệu của TS Nguyễn Minh Tường cho biết: Dương Tam Kha còn gọi là Dương chủ tướng, là con trai của Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ, quê ở làng Dương Xá (tên Nôm là làng Giàng), huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hỏa. Dương Tam Kha nối tiếp sự nghiệp của Tiền Ngô Vương (Ngô Quyền 939 - 944) xưng Vương, sử cũ gọi là Dương Bình Vương, làm chủ nước ta trong khoảng thời gian 6 năm (945- 950)

Sau khi Dương Đình Nghệ mất, Dương Tam Kha đã tập hợp lực lượng, phối hợp với Ngô Quyền, trước khí thế mạnh mẽ của Ngô Quyền cùng với Dương Tam Kha, Kiều Công Tiễn vô cùng khiếp sợ đã cho người sang cầu cứu quân Nam Hán. Chớp lấy thời cơ, vua Nam Hán sai con trai là Hoàng Thao đưa thủy quân sang xâm lược nước ta. Chính vua Nam Hán cũng tự cầm quân đóng sát biên giới để sẵn sàng tiếp ứng. Ngô Quyền nghe tin đã tức tốc kéo quân ra Bắc và khi quân Nam Hán đang còn ngấp nghé ngoài bờ cõi, thì ông được nhân dân và quân sỹ ủng hộ hạ được thành Đại La, giết chết tên bán nước Kiều Công Tiễn, trừ mối họa bên trong, ổn định tình hình trong nước rồi gấp rút tổ chức kháng chiến.

Tháng 10 năm 938, Ngô Quyền cùng các danh tướng khác, như: Đỗ Cảnh Thạc, Nguyễn Tất Tố, Dương Tam Kha (con trai của Dương Đình Nghệ) được giao chỉ huy một đạo quân đóng bên phía tả ngạn và Ngô Xương Ngập (con trai của Ngô Quyền) và Đỗ cảnh Thạc chỉ huy một đạo quân đóng bên hữu ngạn sông Bạch Đằng. Hai đạo quân này ém sẵn làm nhiệm vụ mai phục để phối hợp với thủy quân đánh vào hai bên sườn đường tiến của quân giặc và tiêu diệt chúng khi tháo chạy lên bờ. Ngô Quyền trực tiếp chỉ huy một đạo thủy quân tinh nhuệ phục sẵn tại cửa sông Bạch Đằng để sẵn sàng phản công tiêu diệt quân giặc khi nước thủy triều rút xuống. Công việc chuẩn bị cho một trận đánh vừa hoàn tất, thì cũng là lúc đoàn chiến thuyền quân Nam Hán kéo đến, nước triều từ từ dâng, quân giặc ồ ạt kéo vào sông Bạch Đằng. Ngô Quyền cho một đội thuyền binh nhẹ do Ncuyễn Tất Tố chỉ huy làm nhiệm vụ nhử địch vào trận địa phục kích. Khi quân giặc tiến sâu vào trận địa cũng là lúc nước sông bắt đầu rút, Ngô Quyền chỉ huy đại quân từ ba phía (thủy bộ) đổ ra đánh. Quân Nam Hán không còn lối thoát, phía trước bị chặn đứng bởi các hàng cọc, phía sau và hai bên bờ sông bị quân ta tấn công dữ dội. Cả đoàn chiến thuyền giặc trong một thời gian giao chiến đã tan tành, hàng vạn quân giặc bị tiêu diệt, chủ tướng Hoàng Thao bị Dương Tam Kha chém chết tại trận. Chiến thắng Bạch Đằng đã mở ra một thời kỳ phát triển của quốc gia phong kiến độc lập tự chủ của dân tộc.

Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền bãi bỏ chức Tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc và tự xưng Vương, đóng đô ở cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) mở đầu thời kỳ độc lập tự chủ của dân tộc, từ đó Dương Tam Kha càng dốc lòng giúp Ngô Quyền lập nghiệp. Năm 944, Ngô Quyền mắc bệnh nặng qua đời, trước khi mất có di chúc giao cho Dương Tam Kha giúp đỡ con mình, sau khi ông mất Dương Tam Kha đã tự xưng Vương lấy hiệu là Bình Vương để trị vì đất nước.

Năm 950, Bình Vương Dương Tam Kha sai Ngô Xương Văn đi đánh hai thôn Đường, Nguyễn (Thái Bình), Ngô Xương Văn trở về đánh úp Dương Tam Kha lấy lại nước, xưng là Nam Tấn Vương. Xét thấy Dương Tam Kha là một dũng tướng có nhiều công lao trong trận đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, phò tá Ngô Quyền lên ngôi vua, đối với mình lại có tình nghĩa phụ nên Nam Tấn Vương chỉ giáng Dương Tam Kha xuống làm Trương Dương Công và ban cho bổng lộc ở phía Nam thành cổ Loa, tại đây Dương Tam Kha đã dày công cải tạo vùng đất hoang hóa thành một vùng quê sầm uất, rộng lớn đặt tên là Chương Dương (nay là xã Chương Dương, huyện Thường Tín thành phố Hà Nội), nhân dân nơi đây đã lập đền thờ suy tôn ông là thành hoàng làng, trong đền còn lưu giữ được cuốn thần phả và 30 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam

Thần tích tại đền cổ Lễ, tỉnh Nam Định có đoạn viết:Tam Kha công khiễn Dương Thục Phi, Dương Cát Lợi phạt mộc tam thiên châu tháp nhập lưu trung, lịch cận tam lý trường, đãi thủy trướng, tương quân khiêu chiến dẫn tặc việt quá thung trận, thủy thoái Ngô Quyền công suất chư tướng tự giang khẩu lực công. Tam Kha xuất bản quân đại bại.Nghĩa là:ông Tam Kha sai Dương Thục Phi, Dương Cát Lợi chặt 3000 cây gổ xuống dòng sông trên một khoảng dài 3 dặm (hơn 1,5km). Đợi đến lúc nước lên đem quân khêu chiến khiến giặc vượt qua bãi cọc, khi nước xuống Ngô Quyền đem quân từ cửa sông hết sức đánh tập hậu. Dương Tam Kha cho quân bản bộ dùng mũi tên dài ở hai bờ bắn xả vào quân giặc, chém được Hoằng Thao, làm cho quân Hán đại bại.

Để dấu tung tích nhằm tránh sự truy quét của các thế lực phong kiến nên ông đã di chuyển về Châu Ái (Thanh Hóa) xây dựng lực lượng, căn cứ vào địa hình để phòng thủ lâu dài. Ông đã dời về căn cứ Lỗ Mau, nay là làng Thành Đạt, xã Thiệu Long, đây là địa hình phòng thủ có rất nhiều thuận lợi. Ngày nay tại xã Thiệu Long còn lại rất nhiều dấu tích về tên gọi như Đồng Kho (là nơi để kho lương); Đồng Bến là nơi đậu thuyền bè của thủy quân); Đồng Cầu (là nơi quân binh chấn giữ cầu qua sông Mạo Khê); Đồng Yên (là nơi tập trung chăn nuôi để cung cấp thực phẩm cho quân lính); Đồng Trại (là nơi đại quân đóng giữ)

Theo G.S Đinh Xuân Lâm:Tổng kết đánh giá cuộc đời của Dương Tam Kha, trước tiên phải xác nhận những công lao thành tích đóng góp của ông vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Thời kỳ dưới quyền Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ và Ngô Tương Quyền, với tư cách một vị tướng giỏi đã cùng cha và anh rể lần lượt diệt trừ xâm lược nhà Đường và nhà Nam Hán. Có thể nói rằng Bình vương Dương Tam Kha là một nhân vật lỗi lạc hồi thế kỷ X trong lịch sử nước ta. Ông là một tướng giỏi, một người cai trị dân và tổ chức nhân dân sản xuất có tài, ông xứng đáng có một vị trí cao quý trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đã đến lúc cần khôi phục lại vai trò của ông trong lịch sử dân tộc. Đó là mong muốn tha thiết của tôi đối với nhân vật lịch sử này.

Có thể nói, Bình vương Dương Tam Kha là một tướng của Ngô Quyền, người đã có công lớn trong trận chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938. Bình Vương là người cai quản đất nước, giữ vững bờ cõi đất nước và ổn định đất nước trong 6 năm, thật xứng là một nhân vật lịch sử lớn có tầm cỡ trong lịch sử Việt Nam.

Đền thờ được xây dựng sau khi cụ qua đời, song do thời gian, biến cố của lịch sử, năm 2010, con, cháu dòng họ Dương và nhân dân làng Thành Đạt, xã, Thiệu Long đã phục dựng lại nơi tưởng niệm Bình Vương làm nơi cúng giỗ cụ cùng các vị tiên hiền dòng họ Dương vào các ngày lễ tết trong năm, đây là nét đẹp truyền thống tiêu biểu của dòng họ Dương làng Thành Đạt, cũng như họ Dương cả nước.

Trần Ngọc Tùng

Chủ tịch UBND xã Thiệu Trung

Đền thờ BÌnh Vương Dương Tam Kha

Đăng lúc: 21/10/2022 (GMT+7)
100%

ĐỀN THỜ BÌNH VƯƠNG DƯƠNG TAM KHA

Đền thờ Bình Vương Dương Tam Kha, thuộc làng Thành Đạt, xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Theo tài liệu của TS Nguyễn Minh Tường cho biết: Dương Tam Kha còn gọi là Dương chủ tướng, là con trai của Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ, quê ở làng Dương Xá (tên Nôm là làng Giàng), huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hỏa. Dương Tam Kha nối tiếp sự nghiệp của Tiền Ngô Vương (Ngô Quyền 939 - 944) xưng Vương, sử cũ gọi là Dương Bình Vương, làm chủ nước ta trong khoảng thời gian 6 năm (945- 950)

Sau khi Dương Đình Nghệ mất, Dương Tam Kha đã tập hợp lực lượng, phối hợp với Ngô Quyền, trước khí thế mạnh mẽ của Ngô Quyền cùng với Dương Tam Kha, Kiều Công Tiễn vô cùng khiếp sợ đã cho người sang cầu cứu quân Nam Hán. Chớp lấy thời cơ, vua Nam Hán sai con trai là Hoàng Thao đưa thủy quân sang xâm lược nước ta. Chính vua Nam Hán cũng tự cầm quân đóng sát biên giới để sẵn sàng tiếp ứng. Ngô Quyền nghe tin đã tức tốc kéo quân ra Bắc và khi quân Nam Hán đang còn ngấp nghé ngoài bờ cõi, thì ông được nhân dân và quân sỹ ủng hộ hạ được thành Đại La, giết chết tên bán nước Kiều Công Tiễn, trừ mối họa bên trong, ổn định tình hình trong nước rồi gấp rút tổ chức kháng chiến.

Tháng 10 năm 938, Ngô Quyền cùng các danh tướng khác, như: Đỗ Cảnh Thạc, Nguyễn Tất Tố, Dương Tam Kha (con trai của Dương Đình Nghệ) được giao chỉ huy một đạo quân đóng bên phía tả ngạn và Ngô Xương Ngập (con trai của Ngô Quyền) và Đỗ cảnh Thạc chỉ huy một đạo quân đóng bên hữu ngạn sông Bạch Đằng. Hai đạo quân này ém sẵn làm nhiệm vụ mai phục để phối hợp với thủy quân đánh vào hai bên sườn đường tiến của quân giặc và tiêu diệt chúng khi tháo chạy lên bờ. Ngô Quyền trực tiếp chỉ huy một đạo thủy quân tinh nhuệ phục sẵn tại cửa sông Bạch Đằng để sẵn sàng phản công tiêu diệt quân giặc khi nước thủy triều rút xuống. Công việc chuẩn bị cho một trận đánh vừa hoàn tất, thì cũng là lúc đoàn chiến thuyền quân Nam Hán kéo đến, nước triều từ từ dâng, quân giặc ồ ạt kéo vào sông Bạch Đằng. Ngô Quyền cho một đội thuyền binh nhẹ do Ncuyễn Tất Tố chỉ huy làm nhiệm vụ nhử địch vào trận địa phục kích. Khi quân giặc tiến sâu vào trận địa cũng là lúc nước sông bắt đầu rút, Ngô Quyền chỉ huy đại quân từ ba phía (thủy bộ) đổ ra đánh. Quân Nam Hán không còn lối thoát, phía trước bị chặn đứng bởi các hàng cọc, phía sau và hai bên bờ sông bị quân ta tấn công dữ dội. Cả đoàn chiến thuyền giặc trong một thời gian giao chiến đã tan tành, hàng vạn quân giặc bị tiêu diệt, chủ tướng Hoàng Thao bị Dương Tam Kha chém chết tại trận. Chiến thắng Bạch Đằng đã mở ra một thời kỳ phát triển của quốc gia phong kiến độc lập tự chủ của dân tộc.

Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền bãi bỏ chức Tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc và tự xưng Vương, đóng đô ở cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) mở đầu thời kỳ độc lập tự chủ của dân tộc, từ đó Dương Tam Kha càng dốc lòng giúp Ngô Quyền lập nghiệp. Năm 944, Ngô Quyền mắc bệnh nặng qua đời, trước khi mất có di chúc giao cho Dương Tam Kha giúp đỡ con mình, sau khi ông mất Dương Tam Kha đã tự xưng Vương lấy hiệu là Bình Vương để trị vì đất nước.

Năm 950, Bình Vương Dương Tam Kha sai Ngô Xương Văn đi đánh hai thôn Đường, Nguyễn (Thái Bình), Ngô Xương Văn trở về đánh úp Dương Tam Kha lấy lại nước, xưng là Nam Tấn Vương. Xét thấy Dương Tam Kha là một dũng tướng có nhiều công lao trong trận đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, phò tá Ngô Quyền lên ngôi vua, đối với mình lại có tình nghĩa phụ nên Nam Tấn Vương chỉ giáng Dương Tam Kha xuống làm Trương Dương Công và ban cho bổng lộc ở phía Nam thành cổ Loa, tại đây Dương Tam Kha đã dày công cải tạo vùng đất hoang hóa thành một vùng quê sầm uất, rộng lớn đặt tên là Chương Dương (nay là xã Chương Dương, huyện Thường Tín thành phố Hà Nội), nhân dân nơi đây đã lập đền thờ suy tôn ông là thành hoàng làng, trong đền còn lưu giữ được cuốn thần phả và 30 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam

Thần tích tại đền cổ Lễ, tỉnh Nam Định có đoạn viết:Tam Kha công khiễn Dương Thục Phi, Dương Cát Lợi phạt mộc tam thiên châu tháp nhập lưu trung, lịch cận tam lý trường, đãi thủy trướng, tương quân khiêu chiến dẫn tặc việt quá thung trận, thủy thoái Ngô Quyền công suất chư tướng tự giang khẩu lực công. Tam Kha xuất bản quân đại bại.Nghĩa là:ông Tam Kha sai Dương Thục Phi, Dương Cát Lợi chặt 3000 cây gổ xuống dòng sông trên một khoảng dài 3 dặm (hơn 1,5km). Đợi đến lúc nước lên đem quân khêu chiến khiến giặc vượt qua bãi cọc, khi nước xuống Ngô Quyền đem quân từ cửa sông hết sức đánh tập hậu. Dương Tam Kha cho quân bản bộ dùng mũi tên dài ở hai bờ bắn xả vào quân giặc, chém được Hoằng Thao, làm cho quân Hán đại bại.

Để dấu tung tích nhằm tránh sự truy quét của các thế lực phong kiến nên ông đã di chuyển về Châu Ái (Thanh Hóa) xây dựng lực lượng, căn cứ vào địa hình để phòng thủ lâu dài. Ông đã dời về căn cứ Lỗ Mau, nay là làng Thành Đạt, xã Thiệu Long, đây là địa hình phòng thủ có rất nhiều thuận lợi. Ngày nay tại xã Thiệu Long còn lại rất nhiều dấu tích về tên gọi như Đồng Kho (là nơi để kho lương); Đồng Bến là nơi đậu thuyền bè của thủy quân); Đồng Cầu (là nơi quân binh chấn giữ cầu qua sông Mạo Khê); Đồng Yên (là nơi tập trung chăn nuôi để cung cấp thực phẩm cho quân lính); Đồng Trại (là nơi đại quân đóng giữ)

Theo G.S Đinh Xuân Lâm:Tổng kết đánh giá cuộc đời của Dương Tam Kha, trước tiên phải xác nhận những công lao thành tích đóng góp của ông vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Thời kỳ dưới quyền Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ và Ngô Tương Quyền, với tư cách một vị tướng giỏi đã cùng cha và anh rể lần lượt diệt trừ xâm lược nhà Đường và nhà Nam Hán. Có thể nói rằng Bình vương Dương Tam Kha là một nhân vật lỗi lạc hồi thế kỷ X trong lịch sử nước ta. Ông là một tướng giỏi, một người cai trị dân và tổ chức nhân dân sản xuất có tài, ông xứng đáng có một vị trí cao quý trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đã đến lúc cần khôi phục lại vai trò của ông trong lịch sử dân tộc. Đó là mong muốn tha thiết của tôi đối với nhân vật lịch sử này.

Có thể nói, Bình vương Dương Tam Kha là một tướng của Ngô Quyền, người đã có công lớn trong trận chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938. Bình Vương là người cai quản đất nước, giữ vững bờ cõi đất nước và ổn định đất nước trong 6 năm, thật xứng là một nhân vật lịch sử lớn có tầm cỡ trong lịch sử Việt Nam.

Đền thờ được xây dựng sau khi cụ qua đời, song do thời gian, biến cố của lịch sử, năm 2010, con, cháu dòng họ Dương và nhân dân làng Thành Đạt, xã, Thiệu Long đã phục dựng lại nơi tưởng niệm Bình Vương làm nơi cúng giỗ cụ cùng các vị tiên hiền dòng họ Dương vào các ngày lễ tết trong năm, đây là nét đẹp truyền thống tiêu biểu của dòng họ Dương làng Thành Đạt, cũng như họ Dương cả nước.

Trần Ngọc Tùng

Chủ tịch UBND xã Thiệu Trung

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT